Ẩm thực

Đồ ăn Pháp không hẳn tươi?

Cập nhật lúc 10-01-2015 04:00:42 (GMT+1)
Bánh mì Pháp là món ăn nhanh phổ biến tại nhiều nước trong đó có Việt Nam.

 

Bánh mì mới ra lò, pho mai thơm, bánh ngọt cầu kỳ: Những thức ăn này đã thu hút du khách tới Pháp trong nhiều thập niên, và gợi ra một đất nước có thức ăn được làm từ thực phẩm trong nước và ngày càng ngon hơn.


Ẩm thực Pháp được Unesco công nhận là Di Sản Thế Giới. Ấy thế mà một cuộc điều tra được tên tiến hành bởi Synhorcat, công đoàn có hội viên làm tại khách sạn, nhà hàng và quán cà phê của Pháp, cho thấy là 1/3 quán ăn ở Pháp xác nhận có sử dụng sản phẩm công nghiệp trong nấu nướng, ý nói các món ăn và thành phần đã được chế biến từ trước, và giá cả và hiệu quả là lý do người ta làm như vậy.

Một số người làm việc trong ngành, thí dụ như chủ hàng ăn Xavier Ddenamur ở Paris, người sở hữu Les Philosophes ở Paris, dự tính rằng con số thực tế phải lớn hơn, tức phải khoảng 70%, ông nói thế với tờ New York Times. Nếu người du lịch không để tâm đến nơi họ ăn thì những ai muốn tìm món ăn tươi sống có thể dễ bị bịp.

Để phòng tránh việc đó, và để bảo tồn một nền văn hoá tự hào về thức ăn cao cấp của mình, chính phủ Pháp trong tháng Hai năm ngoái đã thông qua một luật yêu cầu tất cả các nhà hàng ở Pháp phải nói rõ trong thực đơn là thức ăn của họ có “fait maison” hay không, tức là có phải do tự làm hay không.

Trong nỗ lực nhằm xác định nhãn hiệu này sẽ được áp dụng như thế nào cho tốt nhất, chính phủ đã hỏi cả các chuyên gia nhà hàng lẫn các khách hàng điển hình cho biết ý kiến về cách áp dụng việc ghi chú thích hồi tháng Tư năm ngoái.

Pháp nổi tiếng về các loại bánh ngọt.

Có thể coi đây là nhãn hiệu nhận biết về thực phẩm hữu cơ và mục đích của luật mới này là để giúp người tiêu dùng được thông báo tốt hơn về cái họ đang sài; “fait maison” (nhà hàng tự làm) có nghĩa là ai đó tại nhà hàng chế biến tại chỗ món ăn thay vì chỉ dùng lò vi sóng hâm nóng đồ làm sẵn.

Tuy nhiên Denamur, người trong nhiều năm có chủ trương tập trung vào sản phẩm toàn bộ là tự nhiên, ông nói rằng nhãn hiệu này “sẽ không có tác động đối với công nghiệp ẩm thực”, ông nói rằng ngay cả nếu một nhà hàng chế biến thức ăn tại chỗ, thì họ vẫn còn có thể sử dụng thành phần chế biến công nghiệp, như cà chua hộp, không rõ nguồn gốc, thay vì dùng cà chua tươi theo vụ.

Ông đề nghị chính phủ triển khai chính sách này qui mô hơn nữa, yêu cầu nhà hàng ghi nhãn là có dùng sản phẩm công nghiệp hay không hoặc nói rõ nguồn thực phẩm là từ đâu.

Một số nhà hàng đã tự nguyện làm điều này rồi bằng cách sử dụng nhãn “des produits d’ici, cuisinés ici” (những sản phẩm là tại đây, nấu nướng tại đây), để nói rõ là họ đã nấu nướng dùng sản phẩm của vùng Ile-de-France, là vùng hàng đầu ở Pháp đối với sản xuất nông nghiệp.

Toàn cầu hóa khiến những cửa hàng thực phẩm nhỏ phải cạnh tranh mạnh với các chuỗi siêu thị.

Nhãn hiệu này đã được cộng đồng thực phẩm địa phương cổ xúy, và tuy rằng nó mới được sử dụng từ năm 2011, đã có hơn 50 nhà hàng vùng phụ cận Paris sử dụng nó.

Liệu sẽ có một nhãn hiệu nào khiến du khách dễ dáng phân biệt một món ăn ngon với món ăn không ngon không? Không hẳn như vậy. Ông Jordan Grossi, một đầu bếp tư đã làm việc ở Pháp 20 năm cho biết “Anh có thể chế biến tại cửa hàng nhưng thức ăn có thể vẫn không gây ấn tượng”. “Điều đó phụ thuộc vào sản phẩm đến từ đâu”.

Nhưng ít nhất thì tin tức mới đây đã khởi đầu cho một đàm luận giữa người đến ăn và chủ nhà hàng, đặc biệt khi mà phong trào thực phẩm địa phương có vẻ như đang lan tràn qua các thành phổ trên khắp thế giới. “Nếu như người tiêu thụ thực sự muốn biết (họ đang ăn gì), thì họ có thể hỏi” Denamur nói vậy. “Ngay cả không có luật, chúng ta cũng đang tiến đến một sự thay đổi”.

Nguồn: BBC

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo