Ẩm thực

Hạt nêm và bột ngọt, nên sử dụng loại nào cho tốt và ít gây hại sức khỏe?

Cập nhật lúc 01-01-2018 14:12:46 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Gần đây có nhiều tranh cãi, dùng bột ngọt không tốt, dùng hạt nêm không chứa bột ngọt thì tốt? Theo bạn thông tin nào chính xác? Và thêm một thông tin nữa, hạt nêm không những chứa bột ngọt mà còn là chất siêu ngọt, vậy thông tin nào chính xác?


Bột ngọt và hạt nêm là hai sản phẩm gần như khá quen thuộc và thường xuyên có mặt trong nhà bếp. Đó là các chất phụ gia giúp cho món ăn ngon hơn, lại thuận tiện khi sử dụng. Tuy nhiên có nhiều tranh cãi xung quanh việc nên sử dụng bột ngọt hay hạt nêm. Hậu quả ra sao nếu sử dụng quá nhiều bột ngọt hay hạt nêm trong thực phẩm?

Bột ngọt

Bột ngọt có hai loại, tự nhiên và sản xuất. Bột ngọt tự nhiên thì có sẵn trong các thực phẩm như thịt, cá, sữa và trong rau quả. Còn bột ngọt sản xuất thì được làm ra trong quá trình lên men từ các nguyên liệu tự nhiên như mật mía đường, tinh bột ngũ cốc. Người ta thường dùng các loại như mía, khoai mì, sắn... để làm nguyên liệu chế biến bột ngọt.

Sử dụng quá nhiều bột ngọt có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh, đau mỏi đốt sống cổ, rối loạn hoạt động não, gây mất trí nhớ, bệnh Parkinson’s...và nhiều bệnh lý khác.

Các mẹ nên nhớ, bột ngọt chỉ là một gia vị có tác dụng điều vị, do đó không nên dùng các loại gia vị kể cả bột ngọt để thay thế cho các chất dinh dưỡng nói chung. Hơn nữa, nếu đã sử dụng bột ngọt thì nên giảm bớt lượng muối cho vào.

Theo nghiên cứu khoa học, bột ngọt có thể bị biến đổi thành chất gây đột biến gen khi ở trong nhiệt độ 300 độ C. Sử dụng bột ngọt thường xuyên có thể dẫn đến nghiện, trước những thông tin về sự độc hại của bột ngọt, nhiều người tiêu dùng trở nên nhạy cảm. Thì trong khi đó nhà sản xuất cho ra hạt nêm!

Hạt nêm

Hạt nêm chứa nhiều nguyên liệu, trong đó thành phần thường gặp là bột ngọt (chất điều vị 621) và hai chất điều vị 627, 631. Bạn có biết được cả hai chất điều vị 627 và 631 còn được gọi là chất siêu bột ngọt hay không?

Theo các tài liệu khoa học, chất điều vị 627 và 631 có độ ngọt gấp 10-15 lần bột ngọt thông thường. Tuy nhiên, hiện nay cả 3 chất điều vị 621, 627, 631 đều nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.

Siêu bột ngọt đặc biệt phổ biến trong hạt nêm (hoặc bột gia vị), thường sử dụng trong các loại nước chấm, tất cả món ăn chế biến sẵn (như mì ăn liền, các loại bánh snack, …), hay dùng để ướp thịt và các món ăn khác trong các bếp ăn, nhà hàng. Siêu bột ngọt hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là chất điều vị, làm tăng cảm giác ngọt.

Lưu ý: Những người bị dị ứng, phải kiêng bột ngọt cũng cần cẩn thận khi sử dụng hạt nêm. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai (3 tháng đầu), trẻ sơ sinh cần lưu ý điều này. Tuyệt đối không dùng hạt nêm và bột ngọt cho trẻ ăn dặm.

Bột ngọt hay hạt nêm đều giúp tạo vị ngọt dễ chịu và ít độc hại nếu sử dụng ở mức độ vừa phải. Mặc dù hạt nêm được kiểm nghiệm không gây hại, nhưng chúng ta nên dùng có giới hạn nhất định. Lạm dụng loại gia vị này có thể gây tác dụng phụ khó lường. Tốt nhất nên hạn chế sử dụng bột ngọt, hạt nêm và thay bằng các thực phẩm có độ ngọt tự nhiên.

Theo lời khuyến cáo của các chuyên gia, chúng ta nên dùng nước mắm để pha chế, nấu nướng, hạn chế sử dụng bột ngọt, hạt nêm.

Để thay thế hạt nêm trong nhà bếp, chúng ta có thể mua các loại xương heo, bò, gà,... vào sáng sớm để xương còn tươi, độ ngọt cao, thơm và an toàn vệ sinh. Hầm liên tục trên bếp nhiều giờ, càng lâu càng ngọt. Nước cốt sau khi hầm cất vào tủ lạnh để dùng nhiều lần. Làm theo cách này tuy hơi mất nhiều thời gian nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

Để tránh vấn đề sức khỏe khi sử dụng bột ngọt trong nấu ăn cần chú ý đến các điểm sau:

Nếu khi làm các món xào, vì nhiệt độ của chảo thường rất cao trước khi cho rau vào. Do vậy khuyến nghị là nên cho bột ngọt, bột nêm vào sau khi đã tắt bếp chừng 10 giây để tránh nhiệt độ quá cao khiến các thành phần trong bột ngọt và bột nêm biến thành chất có hại. Nếu xào các món thịt thì nên cho gia vị vào sau khi đã tắt bếp chừng 2 phút.

Nguồn: Cooky

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo