Warsaw: Kêu gọi biểu tình tại trung tâm ASG
![]() |
Biểu tình va bãi công của các tiểu thương trong quần thể GD cạnh ASG. Vietinfo.eu |
Chợ hay TTTM tại đông Âu trong những năm 90 và đầu 2000 là "mỏ vàng" cho các ông chủ. Ngoài tiền thuê hàng tháng, người kinh doanh còn phải trả tiền "vào cửa", "đặt cọc"! Khoản tiền này cao, thường được thu "ngầm" và mang nhiều dấu hiệu "trốn thuế" ... Hiện nay mô hình "kinh tế chợ" đang tàn, tuy nhiên không phải ông chủ nào cũng hiểu và đồng cảm với người kinh doanh...
Trung tâm thương mại ASG thuộc quần thể thương mại Wólka Kosowska ở phía Nam Warsaw. Đây là TT đầu tiên thuộc sở hữu của nhóm người Việt tại khu này. Nơi đây có hàng ngàn người Việt Nam làm việc. Trong đó, riêng ASG có thể có trên dưới 1000 người bán hàng, quản lý kho bãi và các dịch vụ liên quan khác.
Trung tâm ASG khai trương đầu tiên nên có nhiều khách quen. Việc này các ông chủ chợ (ông Hoàng Mạnh Huê, một trong 4 chủ chính của TT này, đồng thời cũng là chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan, Ban xây dựng Chùa Thiên Việt...) rất hiểu và "lạm dụng" nó để gây "sức ép" với các đối tác và người thuê quầy. Với TT ASAENPL trước đây, qua nhiều cuộc đàn phán không chịu mở cửa hàng rào thông hai bên tạo điều kiện thuận tiện cho người mua hàng. Tin nội bộ cho biết, mặc dù đã thỏa thuận là ASEANPL trả cho ASG gần 2 triệu USD cho việc mở cửa (rộng 1,5 m) qua lại tại hàng rào chung, tuy nhiên đến phút chót ASG lại thoái thác ... Năm 2011, trung tâm đang chật bãi xe, nhưng vì lợi nhuận của riêng mình, chủ chợ vẫn xây dựng thêm nhiều quầy trên khu vực dành cho xe đỗ, bất châp phản đối của người kinh doanh vì khách sẽ vắng do thiếu chỗ đỗ xe... Nay chủ chợ này lại muốn tiền "vào cửa" lần 2 và dọa đuổi những người biểu tình phản đối ra khỏi chợ!!!
Được biết, trung tâm này hết hạn hợp đồng sau 10 năm (2002- 2012). Giữa chủ chợ (4 doanh nhân Việt) và những người thuê quầy tại đây (chủ yếu là người Việt) đang có những vướng mắc chưa được giải quyết thỏa đáng... Vừa qua xuất hiện lời kêu gọi biểu tình của những người thuê quầy. Đáp lại, ban quản lý chợ đe dọa rằng, những ai tham gia biểu tình là “vi phạm nội quy” và có thể bị cắt hợp đồng, tức bị đuổi ra khỏi chợ.
Không hiểu "nội qui" này là qui định nào của chủ chợ, nó có phù hợp với luật pháp dân chủ của Ba Lan hay không? Nếu quá "tham lam" chủ chợ ép bà con vào tình thế khốn cùng và có "già néo đứt dây"? Kinh doanh khó khăn, chỗ bán hàng các trung tâm bên cạnh (kể cả của người Tàu) thừa nhiều... Vấn đề là sự đoàn kết của người bán hàng!
Liệu đây sẽ là tiền lệ lan tới các chợ khác của người Việt để thương thuyết với các chủ chợ giảm tiền thuê quầy...?
> Nhiều doanh nhân người Việt có xu hướng rời bỏ Ba Lan> Đóng quầy phản đối: Không chúng ta thì ai, không bây giờ thì khi nào! >Đấu tranh để tồn tại- không còn con đường nào khác > Người Việt tại TTTM: ‘Hãy để chúng tôi sống qua khủng hoảng’>Một vài nhận định về cuộc biểu tình tại TTTM GD > Bểu tình nổ ra ở TTTM Maximus- Warszawa> Hai cuộc biểu tình TTTM GD tại Ba Lan
Kính gửi bà con kinh doanh tại TTTM-ASG
Được sự đồng ý và ủy nhiệm của đông đảo bà con KD tại ASG, chúng tôi đã gửi đơn yêu cầu TT cho bà con được gặp mặt trực tiếp BLĐ để cùng nhau thảo luận cho hợp đồng ký kế tiếp. Ngày 06/07/2012 chúng tôi đã có cuộc gặp mặt lần thứ 2 với BLĐ TT. Chúng tôi đã nêu ra tất cả những khó khăn mà bà con KD tại ASG đang phải gánh chịu (mà lỗi gây ra do BLĐ-TT rất nhiều). Bằng tất cả lời lẽ tình cảm, phân tích để mong sao BLĐ thấu hiểu và chia sẻ bớt những khó khăn mà bà con KD tại ASG đang phải đối diện, nhưng BLĐ-TT đã cố tình làm ngơ hay vô tình không thấu hiểu. Vì thế hai cuộc thảo luận chưa đạt được kết quả như mong muốn của đông đảo bà con. Trước khi chúng ta tiếp tục cuộc thương thảo và các bước tiếp theo, chúng tôi mong bà con hiểu sâu một số vấn đề sau.
Thưa bà con!
Chúng tôi là những người bước chân đầu tiên vào TT và chính là những người làm việc trực tiếp với BLĐ. Bà con đang kinh doanh tại ASG không phải ai cũng hiểu hết được nguồn gốc hình thành nên TT này.- Từ hồi đầu chưa xây dựng TT, các LĐ TT đã huy động vốn của bà con để xây dựng TT cụ thể là: 25.000$ cho quầy 50m2 và 12.500 $ cho quầy 25m2, trong số các LĐ, ai huy động được nhiều thì càng có nhiều cổ phần trong đó.- Sau đó các ông đưa ra bản vẽ thiết kế và hứa hẹn với bà con chúng tôi và coi như bà con là những cổ đông trong TT này. Cách đây 10 năm giá trị của tiền lúc đó là rất lớn bởi thời đó giá nguyên vật liệu xây dựng cũng như bất động sản còn rất rẻ.- Khi đó các lãnh đạo còn nói:+ Trên hợp đồng viết là 10 năm+ Czynsz là thế này …(tính bằng USD) và không thay đổi trong 10 năm (không có trượt giá, lạm phát gì cả) nhưng nếu TT còn hiện hữu thì vẫn là của bà con, sẽ không mất đi đâu cả và sẽ lại gia hạn tiếp hợp đồng …
Kể từ đó chúng tôi chấp nhận bản vẽ TT (hồi xưa không có dãy G, dãy V, dãy T, hala 2 hồi xưa là dự án dãy kho cho các quầy) và đặt tiền lấy quầy, mặc dù chưa biết tương lai ra sao, không biết có thành chợ hay không?. Mười năm trôi qua:- Tiền czynsz tất cả bà con đóng góp đầy đủ (thậm chí còn tăng lên từ năm 2005 theo trượt giá, rồi chuyển thành tiền złoty khi đồng USD mất giá).- Tiền lời từ các khoản như czynsz, cơi nới, xây dựng thêm …BLĐ hưởng.- Parking cho khách hàng và người bán hàng bị thua hẹp lại … Như vậy chúng ta là những người luôn luôn phải chịu thua thiệt.
Giờ đây hết hợp đồng các Lãnh đạo đưa ra một bản hợp đồng mới tinh, coi như chúng ta là người mới tinh đi thuê quầy (từ mục trao nhận chìa khóa quầy …) gần như ép mọi người phải chấp nhậnvới những điều khoản mới như bao các hợp đồng thuê khác và không ai trong các lãnh đạo nói về nguồn gốc để xây dựng nên TT này nữa. Hiện tại hai vấn đề chủ yếu mà bà con đang quan tâm đó là cọc & czynsz.
• Về vấn đề tiền cọc: Mong bà con hiểu rõ vấn đề này, hiện nay BLĐ đưa ra mức là: 3 tháng đặt cọc. Chúng tôi thiết nghĩ trong tất cả bà con đều có thể lo được khoản đó, nhưng mong bà con hiểu. Khi chúng ta đồng ý đặt cọc cho 1 hợp đồng mới này, dù chỉ là 1tháng cọc thì chúng chúng ta tự đánh mất đi quyền lợi đã và đang có nằm trong hợp đồng cũ.(Như thế chẳng khác gì chúng ta tự đánh mất đi ngôi nhà do chính công sức đóng góp của chúng ta mà có và thay vào đó là sự lệ thuộc thuê mướn toàn bộ của các ông trong BLĐ-TT…rồi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Chúng ta không thể tính trước được.) Chính vì vậy để khẳng định chúng ta (đang là những cổ đông) có quyền lợi tại ASG này thì chúng ta không thể chấp nhận nộp thêm một đồng tiền cọc nào nữa, còn nếu BLĐ-TT cố tình bắt chúng ta thêm khoản đặt cọc, chúng ta cần làm rõ về khoản (25.000$ trước đó là khoản gì và mục đích vào việc gì?)
• Về vấn đề tiền czynsz: Nếu mọi người đồng thống nhất. Chúng ta kiến nghị đến cùng để đạt được mức này. Nếu BLĐ không chấp thuận thì tất cả sẽ cùng đóng cửa làm một cuộc biểu tình có quy mô.-Cọc : 0-Czynsz : 2800-3000zł./50m2-Duy nhất 1 ngoại tê.
Bà con cần lưu ý: – Trong tất cả các hợp đồng thuê mướn đều có tiền cọc, nhưng khi ký kế tiếp hợp đồng không thể có đặt cọc thêm lần thứ 2.- Hiện tại chúng ta đang là những người đóng góp xây dựng để hoàn thiện nên TT ASG (dù trực tiếp hay gián tiếp – chúng ta đã có 25.000$).- Chúng ta không thể để BLĐ biến những cổ đông thành những người thuê mướn, lệ thuộc dưới sự áp đặt của BLĐ- ASG. Rất mong trước khi hạ bút ký kết cho hợp đồng tiếp theo, bà con chúng ta nên đi tới một quyết định sáng suốt.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, chúng ta cần thống nhất các điểm mấu chốt đã kể trên. Trên hết là bởi đó là quyền lợi của chúng ta, những người trực tiếp góp mồ hôi công sức nuôi sống bản thân và nuôn sống ban quản lý TT.
Chúng tôi rất tin tưởng rằng lý-tình đều thuộc về bà con mình. Chúng ta cùng đi tới đồng thuận bởi cùng bảo vệ quyền lợi của chung và của từng quầy, từng cá nhân tham gia sinh hoạt kinh tế tại TT.
Nhóm những người buôn bán tại ASG
Biểu tình tại TTTM ASG Warszawa 24/07/2012. Ảnh Gazeta.pl.
Nguồn: Danchimviet/Youtube