Liên bang Đức

‘Một, hai, ba, dzô‘ trong mắt người Đức ở Việt Nam

Cập nhật lúc 12-12-2012 06:15:08 (GMT+1)
Ảnh minh họa. Nguồn: Flickr.

 

Uống say thì dễ về nhà hơn? Lạm dụng rượu ở Việt Nam không có gì lạ lùng, đó là nhận định của một sinh viên Đức đang du học tại Việt Nam. Và anh Tây này đưa ra 2 giả thuyết lí giải điều đó.


Đầu tiên, tất cả là do chế độ cộng sản. Không phải vì tôi căm thù cộng sản, mà hình như rượu và cộng sản liên quan đến nhau. Tôi nghĩ là Nga, Kuba, Trung Quốc và Triều Tiên đều có vấn đề với rượu. Ở Nga thì chắc chắn rồi, dân Kuba lúc nào cũng uống rượu rum, về Trung Quố và Bắc Triều Tiên tôi chưa tìm hiểu, nhưng chắc cũng uống gì đó. Ở chế độ này, cuộc sống được bao cấp nên người dân chán nản và họ uống rượu. Nhưng giờ đây, chủ yếu là vì giá rượu rẻ, nhận thức thấp, cuộc sống nghèo hay việc uống rượu xã giao … chắc chắn là có nhiều lí do.

Giả thuyết thứ hai dành cho việc lạm dụng rượu, đó là thất nghiệp. Ở Việt Nam, chính phủ ước tính chỉ số thất nghiệp là 4,4%. Tuy nhiên, ở đây họ tính tất cả mọi hoạt động vô nghĩa đều là công việc nên mới có con số đó, trên thực tế, nó phải cao gấp 8 lần. Ví dụ, ở những cửa hàng chỉ có 15 mét vuông mà đến 8 người làm hay một người  lái xe ôm mà không chở ai.

Nói tóm lại, cứ chán nản là người ta uống rượu. Ở đây, đâu đâu cũng có băng rôn khuyên không cho ai say lái xe. Thế mà nhiều thanh niên Việt Nam coi thường điều đó. Tuy nhiên, vẫn có cả những trường hợp trên phố, khi mà một người say nằm bất tỉnh, còn bên cạnh anh ta là một phụ nữ ngồi chờ trên xe. Rượu đúng là vấn đề của đàn ông.

Phụ nữ cũng dzô. Ảnh minh họa: nguoiduatin,

Phụ nữ cũng dzô. Ảnh minh họa: nguoiduatin,

Ở Việt Nam có rất nhiều loại rượu. Họ ngâm rắn độc trong rượu, hòa rượu với máu rắn hay mật lợn, ngâm cả rùa và chim. Kinh khủng nhất là một lần, tôi ăn trứng vịt lộn, song đó lại là chuyện khác. Ở đây, họ uống rượu trăng và rượu nếp đủ chủng loại.

Buổi sáng thông thường của họ là vậy, đi ăn bánh cuốn, phở,  rồi cầm theo chai rượu. Họ nhắm rượu với tiết canh, trong đó lổn nhổn xương sụn và cả gan băm nhỏ. Tôi thì ăn bánh cuốn mà không cần rượu, sau đó đi làm. Thường thì vào các dịp lễ và tết, họ uống đến 3 lần mỗi ngày nhưng đến sáng lại tỉnh để uống tiếp. Tôi nghe nói, có một viện chuyên khám và điều trị xơ gan ở Hà Nội vừa mở ra, nhưng không biết có thật hay không.

Dịch: Nghiêm Trang – vietinfo.eu
Tác giả: schneeinvietnam blog

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo