Liên bang Đức

Người Việt ở Đức: Ngờ vực ngày càng lớn sau vụ Trịnh Xuân Thanh

Cập nhật lúc 05-10-2017 21:01:00 (GMT+1)
Thể hiện quyền lực: Quốc huy trước Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin ảnh : dpa

 

Năm nay, Đại sứ quán (Việt Nam) từ chối  tổ chức (rầm rộ) ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh  đã gây nên nhiều nghi ngại.


Duc D. đứng trong quầy ăn nhanh của ông ở Quận Berlin Lichtenberg để chờ khách. "Tôi mừng vì công an đã bắt giữ một gián điệp có lẽ đã tham gia vào vụ bắt cóc Trinh Xuân Thanh", ông nói với phóng viên taz và tiếp tục cho măng vào chảo. "Mật vụ Việt Nam chả có cái cớ gì để mà sục sạo ở nước Đức này cả. Chúng phải biến hết. Bọn nó chỉ có làm hại những người Việt lương thiện như chúng tôi ở Berlin mà thôi." Người chủ quán trạc hơn 50 này thực ra không phải là týp người thích chỉ trích chính trị nặng nề. Công việc lắc chảo hàng ngày đã là quá sức với ông. Thời gian rỗi hiếm hoi sau khi làm việc của ông thường chỉ là ngồi trước TV, sinh hoạt  cùng gia đình hoặc trong một câu lạc bộ giành cho người Việt. Nhưng vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin đã khiến tầm nhìn của ông trở nên thay đổi. Chính xác hơn là những cuộc tranh luận xảy ra sau đó.

Chỉ mới ba tuần trước đây, người công nhân hợp tác lao động thời CHDC Đức sang năm 1988 này vẫn chưa dám chắc và còn cho rằng có khi mật vụ Việt Nam được quyền  bắt cóc một người  chạy trốn ở Đức vì đã phạm tội ở Việt Nam. Dù sao thì kẻ đó cũng từng bị cáo buộc là một tội phạm kinh tế gây thiệt hại lên đến những hàng trăm triệu đô la cơ mà? Hồi đầu tháng tám vừa qua chính Duc D. đã nói với phóng viên taz :"Việt Nam phải ra tay chống tham nhũng. Việt Nam biết phải làm sao nếu Đức không trục xuất và trao trả người đàn ông kia? "

Nhưng từ đó đến nay đã có một vài thay đổi. Một nghi can đã bị bắt tống giam: đó là một Việt kiều sống ở Cộng hòa Séc, kẻ đã làm cái việc dơ bẩn  thay cho mật vụ. Khác với những điệp viên từ Hà Nội, anh ta không được hưởng quy chế miễn trừ ngoại giao mà  cũng không thể bỏ trốn về Việt Nam được. Anh ta phải chịu thẩm quyền xét xử trước tòa án Đức. Và rồi một nhân viên của cơ quan di trú và tị nạn Liên bang, người hăng hái tuyên truyền trên mạng xã hội cho chế độ Việt Nam và biện bạch cho những vi phạm nhân quyền ở đó, cũng đã bị đuổi việc nốt.

Đại sứ quán Việt Nam cũng co lại khỏi cộng đồng người Việt ở đây. Thứ bảy, mồng 2 tháng 9 vừa qua, là ngày Quốc khánh Việt Nam. Thông thường bên cạnh các chính khách của Liên bang, Việt kiều có công sẽ được mời tới Đại sứ quán để liên hoan ăn mừng. Năm nay họ không tổ chức như vậy  . Liệu có phải là Đại sứ quán đang quá nhiều bận rộn?

Những hình ảnh gây khó chịu

Hơn mười năm qua, Đại sứ quán Việt Nam đã tạo ra một mạng lưới tinh xảo để  ràng buộc người Việt nhập cư và tận dụng họ cho các hoạt động bí mật của mình. Trước đây, những hình ảnh về các nhóm cộng đồng nhập cư ở đây được gửi về Hà Nội thường chỉ là những cảnh gây khó chịu: ví dụ thuyền nhân biểu tình ở Berlin chống chế độ và chính sách  Việt Nam. Điều đó cần phải được thay đổi. Mảng lớn nhất để tạo ra mạng lưới này là các hội đồng hương,mà sự ra đời của  chúng đều có bàn tay của Đại sứ quán là người đỡ đẻ. Có hội đồng hương Hải Phòng, hội đồng hương Hà Tĩnh vâv vân và vân vân ...

Các hội đồng hương thường xuyên tổ chức sinh hoạt rầm rộ và duy trì các mối quan hệ với Việt nam, ở các tỉnh nơi quê nhà họ.  Khi có chính khách hay cán bộ cấp cao đến Berlin, ngay lập tức sẽ có  cuộc gặp mặt  với các hội đồng hương tại một nhà hàng ở Trung tâm thương mại Đồng-Xuân Lichtenberg, khu chợ châu Á lớn nhất của Berlin. Họ cùng nhau ăn uống hát hò và nghe những bài phát biểu về sự gắn bó giữa "Quê hương" và "Việt Kiều Yêu Nước" - một danh hiệu dành cho những Việt kiều thân tín với chính quyền trong nước  (nghĩa đen tiếng Đức là "Auslandsvietnamesen, die die Heimat lieben"). Và tất nhiên một tiết mục không thể thiếu là kêu gọi thậm chí như là ép buộc quyên góp và đầu tư vào Việt Nam. Đổi lại  "Việt Kiều Yêu Nước" sẽ được ưu tiên cấp giấy phép xuất nhập khẩu hay các chế độ khác một cách dễ dàng hơn. 

Tuy nhiên, ba tuần trở lại đây, đột nhiên  không còn những buổi gặp mặt nào được tổ chức như vậy nữa, một phiên dịch viên người Việt cho phóng viên taz biết. " Yên tĩnh  một cách lạ lùng."

Lang thang trên mạng

Tất nhiên, đã là "Việt Kiều Yêu Nước" thì luôn cần phải thể hiện, phiên dịch viên Dung (tên đã được thay đổi) cho biết. Trong mấy năm gần đây ông quan sát thấy một số "Việt Kiều Yêu Nước" thường xuyên hoạt động tích cực trên các mạng xã hội. "Trong số đó đáng chú ý là  có một số phụ nữ độc thân nuôi con làm nghề móng ở quận Berlin Lichtenberg. Tôi nghĩ rằng những người như thế làm sao mà họ có thời gian để mà ngồi  trên mạng suốt ngày như vậy được. Hay là họ được trả tiền công  giống như các Blogger ở Trung Quốc, " ông nói.

Những phụ nữ này, ông Dung cho biết, sẽ ngay lập tức bật lại một cách mãnh liệt vào bất cứ chỉ trích nào trên mạng với chính quyền Việt Nam, cho dù là rất nhỏ. "Một phụ nữ trong nhóm này thậm chí đã đăng tải về một cuộc biểu tình được cho là của người Việt Nam yêu nước vào thứ hai tuần trước ở Berlin có kèm theo minh hoạ bằng hình ảnh của hai năm về trước. " Một phát ngôn viên của cảnh sát Berlin đã xác nhận với phóng viên taz về việc này: không có một cuộc biểu tình nào như thế cả.

Tuy nhiên, theo ông Dung, trong mấy tuần qua các hoạt động của những Dư luận viên này không còn đơn giản. "Tôi rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy chỉ trích của người dân với chính quyền Hà Nội ngày càng tăng và đa dạng, trong khi trước đây hầu như đa phần họ đều tỏ ra thờ ơ với chính trị." Những người như chủ quán ăn Duc D. ở 
 Berlin Lichtenberg. Và Dung tự hỏi: "Liệu có phải  là người Việt ở Berlin đang tìm cách giải phóng mình ra khỏi mạng lưới tinh xảo của Hà Nội?"

Hoàng Linh - Berlin gửi đăng
©Vietinfo

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo