Séc-Slovakia

Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Séc: chuỗi thực phẩm lớn nhất tại Séc do người Việt Nam nắm, chiếm 20% thị trường

Cập nhật lúc 08-10-2019 23:25:52 (GMT+1)
Ảnh minh hoạ. Foto: Michal Sváček, MAFRA.

 

Theo con số chính thức, Kaufland là chuỗi cửa hàng thực phẩm có doanh thu cao nhất Séc. Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Du lịch Séc, ông Tomáš Prouza thì cho rằng chuỗi cửa hàng không chính thức lớn nhất là chuỗi cửa hàng bán buổi tối (večerky) và các cửa hàng thực phẩm, tạp hoá của người Việt Nam.


Theo dự đoán của Hiệp hội Thương mại và Du lịch Séc, chuỗi của hàng của người Việt nam có thể nắm giữ đến một phần năm thị trường tại Séc. Chủ tịch hiệp hội đã tuyên bố với hãng thông tấn ČTK như vậy.

Ông Tomáš Prouza nói rằng dự luật mới về sức mạnh của thị trường sẽ xem xét những liên minh của các doanh thương như một sức mạnh thị trường đáng kể và có thể áp dụng những luật tương tự như đối những thương gia lớn khác trong vấn đề cạnh tranh thị trường.

Theo ông Tomáš Prouza, luật mới sẽ áp dụng không chỉ cho các cửa hàng bán buổi tối của người Việt mà cả những cửa hàng COOP mà người Việt Nam vận hành qua việc nhượng quyền thương mại (franchise) hay những cửa hàng bị phá sản mà mà người Việt Nam nhận lại. "Vì những cửa hàng này nhìn về bề ngoài như những thực thể không phụ thuộc với số IČO riêng, nên không ai quan tâm giải quyết cả", ông Prouza nói.

Chủ tịch của Hội Séc Việt (Česko-vietnamské společnost) ông Marcel Winter không đồng ý với ý kiến của ông Tomáš Prouza. Theo ông Winter, mỗi chủ của các cửa hàng Việt Nam kinh doanh bằng thẻ môn bài riêng và chịu trách nhiệm với cửa hàng bằng tài sản riêng của mình. Ông Winter nói với IDNES.cz rằng không thể so sánh các chuỗi của hàng lớn với những cửa hàng bán tối của người Việt Nam được. "Chính chuỗi cửa hàng lớn Coop vừa bỏ 560 làng ở Séc. Xã hội Séc biết ơn với các cửa hàng bán buổi tối. Họ đã cứu được nhiều cửa hàng, có nơi là những cửa hàng duy nhất ở trong làng", ông Winter cho biết thêm.

Cơ quan bảo vệ cạnh tranh kinh tế (ÚOHS) phải chứng minh được những quan hệ không chính thức này

Ông Tomáš Prouza khảng định rằng liên minh của các cửa hàng theo luật mới có thể đánh giá theo việc các của hàng có chung một công ty bán đổ hay sử dụng chung một hệ thống quản lý thông tin. Theo ông chủ tịch Prouza "nó phụ thuộc vào sự can đảm và khả năng của Cơ quan bảo vệ cạnh tranh kinh tế (ÚOHS) có chứng minh được những quan hệ không chính thức này hay không".

Theo ông Prouza, các thanh tra không thích giải quyết các vấn đề tại các cửa hàng večerky của người Việt bằng các chuỗi cửa hàng lớn vì các chuỗi cửa hàng có thương hiệu và tổ chức pháp lý rõ ràng.

"Chúng tôi theo dõi thấy ở các việc kiểm tra thông thường, các thanh tra nói rằng, họ không muốn đến chỗ người Việt Nam. Ở đấy có đến ba người vận hành và chúng tôi không biết phải xử lý người nào. Khi mà chúng tôi phạt một người nào đó thì họ phá sản và sau 3 tháng sẽ lại có người khác đến với số IČO mới, nhưng vẫn có cùng người đại diện như trước." ông Prouzda nói. Theo ông, các chuỗi cửa hàng bình thường sẽ bị phạt dễ dàng hơn.

Thư ký của Liên minh thương mại truyền thống Séc (Asociace českého tradičního obchodu) ông Jan Hrdina cũng có quan điểm tương tự. "Trong thực tế chúng tôi thường gặp các trường hợp là ở một mức độ không chính thức, việc kiểm tra các của hàng večerky không khắt khao, không triệt để, tại đây có những quy tắc khác. Chẳng hạn ở những người bán hàng lẻ Châu Á rất khó có thể tìm được người chủ thực sự vì trong một cửa hàng có đến 6 số IČO. Hoàn toàn không thể tìm được người làm ra lỗi nếu phát hiện được một vi phạm nào đó", ông Hrdina nói.

Theo ông Prouza nếu xảy ra những vấn đề về trốn thuế, bộ tài chính có thể dễ dàng tìm ra được nếu so sánh kết quả doanh thu trên mạng (EET) của công ty bán trước đó, khi có chưa có đại diện của "chuỗi" bán lẻ Việt Nam đến, so với doanh thu hiện nay. Khoảng không gian bán hàng bằng nhau còn người Việt Nam bán hàng nhiều thời gian hơn. "Điều đó chỉ phụ thuộc vào bộ tài chính, có can đảm để giải quyết hay không." ông Hrdina kết luận.

Theo Hiệp hội Thương mại ba phần tư thị trường tại Séc do 11 chuỗi siêu thị nắm giữ. Lớn nhất là Kaufland, trong năm tài chính 2017/2018 đã thu được lãi trước khi nộp thuế lên thêm 56% đạt 3,08 tỷ korun và doanh thu tăng thêm 1% đạt 57,6 tỷ korun.

(Nguồn:iDNES.cz)

Người dịch: MN

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo