Đêm ca nhạc mừng dân tộc thiểu số biến thành cuộc mít tinh
![]() |
Cộng đồng người Séc gốc Việt được công nhân là dân tộc thiểu số. Đây là một sự kiện nổi bật trong cộng đồng tại đây và nhiều người muốn nhân sự kiện này để "ăn theo". Ông đại sứ Đỗ Xuân Đông, ông chủ tịch HNVN Hoàng Đình Thắng đã có nhiều bài phát biểu ca ngợi thành tích của mình và nhân tiện tổ chức buổi ca nhạc mừng sự kiện này.
Đây là lần đầu tiên buổi ca nhạc được tổ chức ngoài trời trong chợ Sapa. Tranh thủ đòan ca nhạc và hài sang phục vụ cho sơ khảo cuộc thi "SAO MAI", một số tổ chức dưới sự chỉ đạo của ĐSQ như HNVN, Hội người Séc của ông Tú đứng ra tổ chức đêm ca nhạc miễn phí.
Một sô người lại cho rằng, động thái này của các Hội "thân SQ" nhằm giải thích và chứng minh, công lao của mình trong việc người gốc Việt được công nhận là dân tộc thiểu số. Ông Hoàng Đình Thắng, chủ tịch HNVN luôn tuyên bố, Hội của mình đã nộp đơn xin chính phủ Séc công nhận dân tỗc thiểu số từ năm 2007, trong khi đó Hội này chỉ là Hội Việt Nam được ĐSQ công nhận và thành viên là công dân Việt Nam (trừ vài trường hợp cá biệt).
Tuy nhiên đại diện dân tộc thiểu số người Việt tại Séc là ông Phạm Hữu Uyển, do nhóm Văn Lang họat động dân chủ tại Séc (các công dân Séc gốc Việt) đề cử. Sự chọn lựa này của chính phủ Séc gây bất ngờ cho ĐSQ cùng các Hội "thân" của mình. Trong dự kiến của họ, ông Phạm Công Tú, chủ tịch Hội người Séc gốc Việt mới là người đại diện.
Có lẽ xuất phát từ việc cần giãi bày và quảng bá thêm cho thành tích của các Hội, đêm ca nhạc đã mang xứ mệnh chính trị như một cuộc mít tinh và diễn thuyết.
Theo lịch trình và giấy mời, đêm ca nhạc bắt đầu từ 19,30 giờ và kết thúc 22,40 giờ. Nhưng sau 6 bài phát biểu dài lê thê của ĐSQ, HNVN ... buổi ca nhạc mới có thể bắt đầu từ 22 giờ. Một khán giả tham dự than thở rằng, riêng ông Tú, chủ tịch Hội người Séc gốc Việt (đại diện hụt dân tộc thiểu số) phát biểu 18 phút và cùng với dịch cũng mất gần 40 phút.
Mặc cho các nghệ sỹ cố gắng hết mình, nhưng trời đổ mưa nên khán giả bỏ buổi ca nhạc "văn tế" ra về trong mưa uớt và chán nản với cảm giác bị "lừa".
Một số ý kiến cho rằng, ca nhạc muộn là do có lời kêu gọi ký tên đòi thả tù nhân lương tâm Điếu Cày đang tuyệt thực 33 ngày và nhân tiện tặng áo phông NO.U - nói không với đường lưỡi bò cho đại sứ Đỗ Xuân Đông. Có lẽ vì lý do đó nên bộ phận an ninh và "bộ đội" Sapa vất vả mãi mới khống chế được tình hình ...
Trên FB lan truyền bài thơ về sự "thành công" của đêm ca nhạc này: