Séc-Slovakia

Hậu covid 19 – sự kỳ vọng và ngỡ ngàng của cộng đồng người Việt

Cập nhật lúc 02-08-2020 15:07:04 (GMT+1)
Ảnh minh họa. Foto FB Sangu.eu

 

Đề xuất trước Quốc hội của dân biểu Cộng sản Leo Luzar để tổng thống tưởng thưởng mề đay cho đại diện cấu trúc chính thức của chế độ như người đi tiên phong may khẩu trang, mặc dù thực tế rất rõ ràng, rằng sáng kiến này trước đó đã nảy sinh từ nhóm những người phụ nữ Việt, đã ít nhiều thổi bùng lên tâm trạng ngỡ ngàng- nhật báo điện tử Deník Referendum (RD) mô tả...


Nếu như trong những ngày đầu bệnh dịch covid đã xuất hiện những e ngại nhất định (1) và trong cả hai cộng đồng thiểu số (nói tiếng Việt) và đa số, thì sau khi cách ly dần kết thúc tại Séc, người Việt vẫn tiếp tục lo ngại, họ biết người Séc thích du ngoạn, bởi vậy họ lo, covid có thể theo về như những món quà bất đắc dĩ. Hiện nay, nỗi lo ngại trước viễn cảnh tương lai đã bao trùm toàn thế giới. Hẳn chúng ta sẽ tiếp tục có khả năng nhìn nhận, ghi nhận các lẽ thường lành mạnh khi mà một nửa số dân sẽ ho hắng hoặc sổ mũi mùa lạnh tới.

Cách đây không lâu có một video xuất hiện trên mạng xã hội (2), trong video một thiếu nữ gốc Việt đã xướng thơ Slam Poetry. Thế hệ thứ hai của người Việt không bị gặp sự kỳ thị như thế hệ thứ nhất của họ đã từng gặp giới đầu trọc skinhead. Nhưng rõ ràng kỳ thị là điều thế hệ thứ hai cũng từng trải nghiệm: nhà thơ trẻ trong video đã nhắc đến sự khinh thị. Tuy vậy, cô ước được “ném tiếng nói của mình vào thùng phiếu, chứ không chôn vùi trong thùng đó tinh thần tự do biểu đạt của mình”. Trong cộng đồng không thiếu những người Việt trẻ tương tự, họ lớn lên tại Séc, họ biết đến giá trị của tự do ngôn luận và không muốn nó bị chôn vùi. Điều này là quan trọng và đầy hy vọng.

Nếu so sánh mức độ kỳ thị tại Séc ngày hôm nay và cách đây khoảng 15 năm, thì cần ghi nhận rằng đã có những thay đổi nhất định. Và chính các ý tưởng công dân cùng các tổ chức dân sự, mà nền tảng của nó là tự do biểu đạt và các quyền công dân cơ bản, đã góp phần làm nên các thay đổi này.

Thời mà không khí may khẩu trang còn hừng hực cao, một số người Việt kỳ vọng, rằng người Séc sẽ thôi sử dụng lối xưng hô thiếu tôn trọng (tykání) với những người bán hàng người Việt. Cũng thời gian đó, một vài người Việt khác chợt nghĩ, biết đâu người Séc chẳng hy vọng rằng, cộng đồng Việt sẽ nỗ lực hơn trong việc dẹp các trại trồng cỏ, mặc dù điều này chỉ liên quan đến một phần rất nhỏ trong cộng đồng. Tức là cả hai bên đều có thể kỳ vọng. Mà cũng là dễ hiểu. Dù sao thì covid cũng làm mỗi bên ý thức được hơn về sự có mặt của nhau trong xã hội. Sẽ là quá đủ một khi có thể gỡ bỏ được các định kiến.

Khen thưởng các cấu trúc của chính quyền Việt nam?

Cách đây không lâu, người ta mới vỡ ra rằng Hội người Việt đã đề nghị ông Leo Luzar, nghị sĩ Đảng cộng sản Séc và Morava, để ông này đề cử ông Trịnh Tân (3), phó chủ tịch Hội người Việt vào danh sách những người được Huân chương ghi công trong lĩnh vực vì sự an toàn của người dân (4). Ngày 9/7 đề cử này đã được các nghị sĩ thông qua và hiện chỉ chờ quyết định của tổng thống. Các lý do mà ông nghị sĩ đưa ra khi đề cử là đây là một trong những người đầu tiên nói tiếng Séc và là người đầu tiên có ý tưởng may khẩu trang trong thời gian covid. Phát hiện đã làm cộng đồng người Việt sôi sục. Bởi thực tế không phải như thế: nhóm Làm cha mẹ CZ do 5 bà mẹ trẻ thành lập mới chính là nơi ý tưởng may khẩu trang xuất hiện.

Hội người Việt được đăng ký tại CH Séc như là một tổ chức dân sự. Thực tế rằng đây là một bộ phận của trong cấu trúc Mặt trận tổ quốc, đã được nói đến trong bản tin hàng năm của Hội đồng của chính phủ về các dân tộc thiểu số cho năm 2016. Đây là bản tin chính thức của chính phủ Séc và có thể thoải mái truy cập trên trang website của chính phủ. Tài liệu này xác nhận Hội người Việt hoạt động theo nguyên tắc của Mặt trận tổ quốc Việt nam, Hội có một tổ chức trung ương và các hội thành viên trên toàn lãnh thổ CH Séc. Hội hoạt động trên nhiều cấp độ. Ví dụ, có chi nhánh Hội người Việt tại vùng Brno, tại vùng Morava-Slezsko, tại vùng Cheb... Nhưng cũng có các hội đồng hương mà cũng là chi nhánh: ví dụ như Hội đồng hương   Vĩnh Phúc, Hội đồng hương Hải phòng, vv... Có thể nói phần lớn các thành viên của Hội đều là người Việt thuộc thế hệ đầu, vốn là những người sinh ra và lớn lên trong môi trường hoàn toàn khác.

 

May khẩu trang là ý tưởng bột phát của những người làm mẹ. Foto VietUp

Năm 2015 đã có một cố gắng nhất định nhằm lôi kéo thế hệ trẻ vốn lớn lên tại CH Séc vốn đã thu nhận nếp sống và các giá trị của xứ sở này. Lôi kéo để họ tụ họp lại dưới Hội Thanh niên và sinh viên Việt nam mà cũng là một bộ phận của Hội người Việt.

Sau đó một phần các bạn trẻ người Việt đã bỏ ra. Họ hiểu rằng đây là một tổ chức được vận hành từ trên xuống. Họ lấy làm ngạc nhiên khi họ chẳng bầu ai, thế mà một ban chủ tịch lại được mang ra giới thiệu, và họ cũng lấy làm lạ khi trong đại hội lại phát quốc ca Việt nam. Giống như Tiệp khắc dưới thời toàn trị, Việt nam là nước do đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo (5) và theo Hiến pháp, đảng là nền tảng tư tưởng và là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, có nghĩa là trên mọi mặt trận. Mọi sự việc đều chứng tỏ rằng họ muốn thiết lập một trật tự tương tự trong cộng đồng người Việt tại CH Séc.

Rất có thể, bằng cách đề cử để Hội phó của mình được giải thưởng ghi công, Hội người Việt chỉ muốn giới thiệu về cộng đồng của mình trong một sắc diện sáng lạn hơn. Nếu vậy, có lẽ chỉ cần tổng hợp lại các ý tưởng công dân đã được thực hiện một cách hoàn toàn tự phát trong thời gian đó:

- ngày 12/3 nhận thấy sự lo ngại của người Việt rằng một khi số người mắc bệnh cao, có thể người bệnh gốc Việt sẽ bị phân biệt đối xử, đại diện của thiểu số người Việt đã đưa ra lo ngại này tới bà Helena Valkova, đặc nhiệm nhân quyền của chính phủ và đã được giải thích rằng “ không phụ thuộc vào dân tộc hay quốc tịch, khi cần cứu trợ y tế, sẽ được cứu trợ trên cơ sở mức độ nghiêm trọng của bệnh, chứ không theo một tiêu chí nào khác”, và bà sẽ “làm tất cả những gì cần thiết để khắc phục tình hình hay loại bỏ các hành vi dẫn đến đối xử phân biệt kể cả việc thông báo cho Bộ trưởng Bộ Y tế và lãnh đạo của Hiệp hội bác sỹ”. Những lời đảm bảo này đã được thông báo ngay ngày hôm sau trên trang Facebook của người Việt thiểu số.

- Nhóm Làm cha mẹ đã có ý tưởng may khẩu trang muộn nhất là ngày 14/3. Tại Séc họ đã phân phát miễn phí hơn 22000 chiếc, phần còn lại họ đã gửi cả sang Keni. Các chi phí cho khẩu trang được chi trả bằng các đóng góp mà cả người Việt và người Séc đã gửi đến tài khoản minh bạch của họ từ 15/3.

- ngày 16/3 Trần Văn Sang (Sangu.eu) đưa ra ý tưởng “Người Việt cùng giúp” (với hình ảnh trái tim và lời tri ân) kêu gọi người Việt bán cửa hàng thực phẩm cung cấp đồ giải khát miễn phí cho các lực lượng cứu hộ.

- Nhóm VietUp, MedViet và các bạn khác lại tập trung vào trang web convidinfo.cz và thiết lập đường dây điện thoại nóng 1212 tiếng Việt. Lúc bấy giờ cần phải thuyết phục Bộ Y tế cung cấp kinh phí cho một đường dây điện thoại, cho các tình nguyện viên mà cần được nhanh chóng đào tạo, và để dịch các tài liệu về bệnh sang tiếng Việt. Đó là kết quả của các đóng góp chung của các bạn trẻ không chút vụ lợi đến từ thế hệ người Việt thứ hai. Đường dây điện thoại nóng này đã được Bộ Y tế đưa vào hoạt động vào ngày 30 tháng 3.

- Các nhóm khác tập trung vào việc tư vấn về các biện pháp hỗ trợ tài chính của chính phủ, hay là hỗ trợ một số các thay đổi trong lĩnh vực DPH cho các doanh nhân vùng biên giới.

Theo các thông tin tìm được, Hội người Việt đã tiếp nhận ý tưởng may khẩu trang vào ngày 17/3: lần đầu tiên trong các lời kêu gọi mà thỉnh thoảng Hội gửi đến cộng đồng, có thấy nói đến quyên góp hay là may khẩu trang. Lời kêu gọi ngày 17/3 được đăng trên Facebook của người chủ tịch Hội lần này bao gồm 4 điểm sau:

1. Ủng hộ tiền qua tài khoản của Hội người Việt để mua các dụng cụ Y tế

2. Các tỉnh, thành phố lớn có thể phát động riêng và ủng hộ bệnh viện tại khu vực mình. Những nơi này sẽ có thông báo riêng.

3. Có thể may khẩu trang vải để ủng hộ các bệnh viện và người dân trong khu vực mình, sẽ thông báo nơi tập kết cho từng khu vực.

4. Từng bước chúng tôi sẽ thông báo và hướng dẫn tiếp.

 

Một cách nào đó, covid-19 là một thử nghiệm về những gì mà chúng ta có thể làm cho nhau và làm như thế nào. Nó hiện vẫn là một thử nghiệm cho cộng đồng người Việt Nam, liệu có thể thiết lập một cách hành xử đứng đắn, chính trong khuôn khổ cộng đồng hay không. Đối với Hội người Việt, đây cũng là cơ hội để họ giải thích và đưa ra bằng chứng để xác tín rằng ứng cử viên của họ thực sự xứng đáng nhận giải thưởng.

 

Thời đại quảng cáo

Các chiêu thức quảng cáo ngày nay càng ngày càng tinh xảo và được sử dụng rất nhiều trong nhiều lĩnh vực mới, kể cả chính trị. Ví dụ, khi chuyến hàng khẩu trang y tế đầu tiên từ Trung Quốc sang, cả thủ tướng, bộ trưởng bộ Nội vụ và bộ trưởng bộ Tài chính ra tận sân bay “đón tiếp”. Trong khi đó chỉ là một thương vụ mua bán, cho dù có là mặt hàng bấy giờ đang khan hiếm.

Việc Hội người Việt đề cử người đồng chí của mình vào danh sách nhận mề đay ghi công khó có thể được giải thích một cách nào khác ngoài nỗ lực tự nói về mình. Cộng đồng người Việt biết vậy, tuy nhiên vẫn có những người cho rằng mề đay của Séc sẽ là điều góp phần cải thiện vị thế của cộng đồng thiểu số trong xã hội. Nhưng cũng có những người mang quan điểm khác, rằng mọi cộng đồng đều xứng đáng được ghi nhận, không phân biệt chủng tộc. Vì vậy họ không coi mề đay dành cho ông phó chủ tịch Hội người Việt là phù hợp.

Rốt cuộc, nếu như các trò tiếp thị có hiệu lực, thì một phần cũng là vì lỗi của chúng ta: các giá trị mất dần ý nghĩa, người ta quen dần câu nói rằng “những gì thấy được chỉ là tạm thời, những gì vô hình mới là vĩnh cửu”. Bằng chứng cho nhận định này có thể là Hiệp định đầy tham vọng về thương mại tự do giữa EU và Việt nam được ký hồi đầu tháng hai. Lẽ ra một trong các mục đích của nó phải là kiểm soát việc tôn trọng nhân quyền tại Việt nam và là điều mà theo đánh giá của các nhà phê bình đã không xảy ra (6).

Có vẻ các nhà phê bình không mấy nhầm lẫn: theo chỉ số tự do báo chí của Tổ chức Phóng viên không biên giới, Việt nam đứng thứ 175 trên danh sách 180 nước. Ngày 13/7, mười tổ chức dân sự đã viết một thư ngỏ (7) kêu gọi Việt nam rời bỏ con đường đàn áp và áp bức, để cuối cùng thì bước theo con đường tôn trọng, thúc đẩy tự do ngôn luận, tự do thông tin, như đã từng cam kết với thế giới thông giữa hiệp ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, hoặc như EVFTA đã được nói ở trên.

Mà chính Nghị viện châu Âu cũng nhớ tới tự do biểu đạt trong ngày Tự do ngôn luận (8), và là ngày 3.5.2020. Có lẽ họ không quên điều này trong các ngày còn lại của năm.

 

(1) https://denikreferendum.cz/clanek/31015-ceska-vietnamska-komunita-v-casech-koronaviru-pohled-castecne-zevnitr

(2) https://www.youtube.com/watch?v=BskHWIyoz3s

(3) https://www.ceskatelevize.cz/ivysilani/10435049455-dobre-rano/420236100071041/obsah/763946-beseda-vietnamska-komunita-pomaha-soutez

(4) https://www.psp.cz/eknih/2017ps/stenprot/056schuz/s056042.htm

(5) https://is.muni.cz/th/z34w1/Svaz_Vietnamcu_v_Brne_jako_prostredek_integrace.pdf

(6) https://denikreferendum.cz/clanek/30667-na-cem-se-shodnou-zahradil-s-filipem-na-volnem-obchodu-s-vietnamem

(7) https://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2020/07/13/vietnam-move-beyond-repression/

(8) https://www.europarl.europa.eu/news/cs/headlines/world/20200423STO77709/svobodna-media-jsou-behem-pandemie-koronaviru-potreba-vic-nez-jindy

 

Thanh Mai- Praha, hạ tuần tháng Bẩy 2020

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #1 Nguyễn Đức: Xàm vl

    05-08-2020 11:31

    Biết thế sao không tìm người khác xứng đáng hơn mà đề cử để phía Séc họ có nhiều lựa chọn? Xàm vl.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo