Séc-Slovakia

Người Việt tại Séc: Chỉ có lúc ngủ là tôi không làm việc

Cập nhật lúc 31-10-2011 08:08:49 (GMT+1)
Cha mẹ làm việc cật lực để cho những nụ cười của thế hệ sau cứ tươi mãi... Ảnh Lidovky

 

Cuộc sống người Việt nơi đất khách quê người không đơn giản. Đơn giản, là phải làm việc nhiều hơn cần thiết, để vươn lên và tồn tại. Giới thiệu đến bạn đọc lời tự sự của một người Việt đang sinh sống và làm việc tại Séc. 


Nguyễn Bảo Ngọc là phiên dịch tiếng Séc và chuyên gia tư vấn thuế, chiều về anh là biên tập viên của một tờ báo lớn nhất của người Việt Nam xuất bản ở Séc.

Anh làm việc cho báo của người Việt Nam được bao lâu rồi?

Vào khoảng tháng 11 năm 1997, một doanh nhân người Việt Nam có ý tưởng muốn xuất bản một ấn phẩm định kỳ bằng tiếng Việt. Đó không phải là một dự án mang tính chất kinh doanh kiếm lời và ngay cả hiện nay chúng tôi cũng chẳng kiếm được gì nhiều bằng ấn phẩm này. Đúng ra nó chỉ là một thú vui và là một việc làm hữu dụng. Tôi bắt đầu cộng tác với họ từ số báo thứ 10. Ban đầu chúng tôi dịch các bài viết từ các báo Séc mà chúng tôi vừa mua. Hồi đó cũng đã có mạng Internet nhưng chưa có các báo điện tử như hiện nay. Báo được nhân bản bằng hình thức sao chụp và được phân phối theo phương thức bán một bản, hai bản mang biếu tặng. Nhiều người quan sát, chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra. Sau đó cũng có nhiều báo và các ấn phẩm khác xuất hiện, một số ấn phẩm sau lại đình bản. Chúng tôi cùng đã từng cho đình bản một ấn phẩm của mình.

Tên ấn phẩm của các bạn là Tuần tin mới có nghĩa là gì?Báo Tuần Tin Mới

Những tin tức mới trong tuần. Ban đầu chúng tôi chỉ gọi là Tuần tin tức. Cả ba từ đều bắt đầu bằng chữ “T” cho chúng tôi cái cảm giác như từ “paté” tức là Patê trong tiếng Pháp. Cách chơi chữ này cho người ta cảm thấy ấn phẩm của chúng tôi là “tin tức mọi mặt”.

Thế các anh có những bài viết riêng không?

Có chứ, có bài do chúng tôi viết, có những bài thì mọi người gửi tới và chúng tôi công bố. Chẳng hạn như hiện nay trên báo của chúng tôi người ta đang tranh luận về “Hội những người yêu Hà Nội” mới được một số người Việt Nam thành lập cách đây không lâu. Có những người cảm thấy khó chịu vì trong số các thành viên của Hội chẳng có ai sinh ra và lớn lên ở Hà Nội và họ đang tranh luận xem liệu một Hội như thế có ý nghĩa hay không. Vì thế nên hiện nay đang có những cuộc tranh luận sôi nổi trên các trang báo của chúng tôi.

Có kế hoạch mở rộng chợ SAPA, nơi các anh đang đặt trụ sở không? Những người đại diện của Tòa thị chính Praha Libuš, nơi có chợ SAPA đã nói về điều này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên phương diện một tờ báo, các anh có nghiên cứu xem chuyện gì sẽ xảy ra hay không?

Không, việc này liên quan đến Ban lãnh đạo chợ và những người này chẳng bình luận gì cả. Còn nếu Ban lãnh đạo chợ muốn thông báo điều gì thì họ tự viết ra rồi đề nghị chúng tôi công bố.

Theo anh thì tại sao các nhà báo Séc có vẻ ít thiện cảm với người Việt Nam khi viết về họ?

Có thể họ nghĩ rằng đằng nào thì cũng chẳng ai biết được gì hơn. Nhiều người Việt Nam làm việc ở trong các cửa hàng, hoặc bán hàng quầy, họ không nắm vững tiếng Séc và cũng chẳng thích nói với người lạ điều gì. Nhưng thế hệ mới của người Việt Nam là các sinh viên thì sẵn sàng nói ra quan điểm của mình. Đương nhiên là họ lại có cách nhìn nhận khác hơn các bậc cha mẹ của họ. Nhưng họ là những người cởi mở, khác hẳn với thế hệ người Việt Nam trước, là những người không thích công khai bày tỏ quan điểm.

Họ có e ngại điều gì không?

Tôi cho rằng đa số những người thuộc thế hệ trước của người Việt Nam không tin tưởng vào các cơ quan hữu quan, họ sợ bị liên lụy. Không tin tưởng ngay cả khi họ có giấy tờ đầy đủ không có gì đáng phải lo lắng. Lúc nào ở đây người ta cũng có cảm giác là không biết nhà nước Séc sẽ định làm gì, mọi thứ đều có thể được sử dụng để chống lại các bạn.

Anh sống ở Séc bao lâu? Anh làm ăn sinh sống bằng nghề gì?

Hai mươi mốt năm. Ban đầu tôi học đại học máy ở Ostrava, vào năm 1997 tôi đến Praha. Một người bạn làm việc trong một Công ty kế toán, dịch thuật và tư vấn bỏ đi và tôi vào thế chỗ. Công việc chủ yếu là các giấy tờ liên quan đến các công sở, thuế má. Ngoài ra chúng tôi còn giúp đỡ mọi người thấu hiểu những điều cần thiết như các điều khoản trong Hợp đồng chẳng hạn.

Anh đã có hai cháu nhỏ, việc làm báo đã chiếm nốt thời gian buổi tối của anh, tại sao anh làm vậy?

Chắc là vì cái cảm giác ích kỷ rằng tôi đang làm một việc có ích cho mọi người. Nhưng đây cũng là một công việc rất thú vị.

Khi nào thì anh không làm việc?

Khi tôi ngủ.

Ngọc Bin Vietinfo.eu

forummigrantu.blog.idnes.cz

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #1 cu teo: Lúc ngủ thì con vợ tôi tự làm ...

    31-10-2011 09:19

    Hơ hơ, thế lúc ngủ con vợ nó tự làm việc một mình à? Giỏi thật!
    "Tao đi ngủ đây, mày muốn làm gì thì cứ tự mà làm!!!"
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Thảo luận

Quảng cáo