Séc-Slovakia

Người Việt trong mắt người Séc: Điều tra nhỏ về nguồn gốc các bistro

Cập nhật lúc 30-08-2010 15:00:16 (GMT+1)
Ảnh minh hoạ

 

Chúng ta thực sự ăn gì trong hàng nghìn những quán ăn nhanh và hiệu ăn châu Á tại Séc? Đồ ăn Trung Quốc? Đồ ăn Việt Nam? Hay một thứ gì ở giữa?


“Trong nhiều cái gọi là ‘quán Tầu’ có nhiều người Việt Nam làm việc. Chủ quán đôi khi là người Trung Quốc, đôi khi lại là người Việt Nam, họ tranh thủ trào lưu quán ăn Trung Quốc trên cả thế giới và dùng luôn cái tên gọi này mà không phân biệt gì”, sinh viên Nguyễn Thị Thuỳ Dương, được bạn bè gọi tắt là Lin, cho biết.

Đồ ăn Việt Nam hơi giống đồ ăn Thái Lan hay Campuchia.Nhưng ảnh hưởng của Trung Quốc thì rất mạnh. Vậy khác biệt giữa đồ ăn Trung Quốc và Việt Nam là gì?

Nước mắm

Chẳng hạn đầu bếp Trung Quốc không sử dụng nước mắm nhiều như đầu bếp Việt Nam (người châu Âu ăn thử lần đầu có thể sẽ thấy không hợp khẩu vị lắm), người lại người Việt Nam không cho rượu vào thức ăn. Khác với Trung Quốc, nơi người ta có thói quen nấu tất cả mọi thứ lẫn vào nhau, thì Việt Nam dùng nhiều rau xanh không nấu hơn và nhất là nhiều loại rau thơm.

Một khác biệt nữa giữa đồ ăn Trung Quốc và Việt Nam là các loại mì. Đồ ăn Trung Quốc không thể thiếu chúng được, trong khi tại Việt Nam bạn thường chỉ tìm thấy chúng trong món ăn nổi tiếng thứ nhì của Việt Nam – phở. “Phở là món ăn không gì sánh được và có rất nhiều loại. Phở được nấu trong một thiết bị đặc biệt, ở giữa là ống khói và đốt bằng than củi. Ở Việt Nam đâu đâu cũng ăn phở và nó hơi giống xúp thịt bò của Séc”, chuyên viên về đồ ăn Việt Nam Pavel Valíček nói.

Nem theo kiểu Séc

Đồ ăn thực sự của Việt Nam thì là vậy. Nhưng tại Séc thì chúng có một dạng đặc biệt. “Đồ ăn trong các quán Tầu (và cô Lin đang nói đến những quán thực ra là quán Việt) mặc dù được nấu bằng cách của Việt Nam, nhưng mùi vị thì khác”, cô giải thích.

Ông Valíček cũng khẳng định điều này. Mặc dù theo ông thì người Việt Nam tại Séc nấu rất ngon, nhưng đồ ăn đó không còn giống đồ ăn truyền thống của họ nữa. “Nhiều quán ăn và hiệu ăn đã thay đổi khẩu vị của người Séc và nấu một thứ đồ Á-Séc”, ông nói. Một ví dụ điển hình là món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam – món nem. Trong các quán bistro châu Á tại Séc thì đầu bếp dùng bắp cải và cà rốt cho vào nhân và rán trong dầu sôi. Còn ở Việt Nam thì được làm nhân chủ yếu bằng tôm, thịt lợn và rau tươi, hấp cách thuỷ và ăn nguội với nước mắm chanh pha đường. (Đây hẳn là sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa nem rán và nem cuốn – chú thích của người dịch).

Và vì thế bạn sẽ không được ăn những món truyền thống của Việt Nam tại những quán Tầu, kể cả khi chủ nhân là người Việt. Bạn chỉ có thể tìm thấy những món ăn này tại những nơi người Việt sống lâu năm tại Séc thường tụ tập, hoặc tại những hiệu ăn Việt Nam thực sự - và những hiệu ăn này thì rất ít. Trong số những hiệu ăn nổi tiếng có Nhà hàng Đông Đô tại Sapa hoặc nhà hàng Thanh Long tại phố Ostrovní ở Praha 1.

Kết luận?

Với những quán ăn nhanh và quán bình dân thì nói chung chủ nhân là người Việt hay người Trung Quốc, đầu bếp là người Trung Quốc hay người Việt thì cũng như nhau cả. Đằng nào bạn cũng không tìm được đồ ăn chính gốc của Trung Quốc hay Việt Nam tại đó. Bạn cứ lựa chọn tuỳ theo khẩu bị của chính mình và đừng quan tâm đến nguồn gốc của những đồ ăn đó.

Bedřich Kratochvíl – Lidové noviny

Theo TTM

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo