Séc-Slovakia

Những tấm lòng thầy cô

Cập nhật lúc 20-10-2013 12:00:45 (GMT+1)
Ảnh minh họa (internet)

 

Một cậu bé Việt Nam từ yếu kém trở thành học sinh giỏi nhờ thầy cô giúp đỡ. Câu chuyện bình thường ở một trường huyện tỉnh Vysočina này đối với Việt Nam hôm nay tưởng như đã trở thành chuyện cổ tích. Những người Việt Nam lớn tuổi hơn thì kể lại rằng, chuyện thầy cô dạy phụ đạo thêm cho học sinh xưa kia ở Việt Nam cũng là chuyện bình thường. Điều gì đã khiến ngành giáo dục Việt Nam hiện nay bị thương mại hóa đến như vậy? Liệu những "cải cách giáo dục" được kêu gọi thực hiện sắp tới có làm cho trách nhiệm và tình cảm của giáo viên trở nên quan trọng hơn việc đóng học phí và những thành tích thi đua hay không?


Cách đây một năm tôi được ban giám hiệu một trường phổ thông tại một huyện thuộc tỉnh Vysočina mời đến dự cuộc họp mà nhân vật chính của buổi họp là một cậu bé Việt Nam 7 tuổi cùng bố mẹ cậu. Vì cháu được bố mẹ đón sang đoàn tụ trước khi khai giảng năm học mới có 4 tháng, tuy bố mẹ đã tìm cô giáo dạy cháu tiếng Czech ở nhà nhưng vì thời gian quá ngắn nên gần hết học kỳ 1 của lớp một mà sức học của cháu quá đuối, không theo theo kịp các bạn trong lớp. Bố mẹ cháu, tuy đã sang Czech 5 – 6 năm nhưng do mải kinh doanh và tiếng Czech thì gần như mù tịt nên cũng không thể giúp gì cho cháu.

Để khắc phục vấn đề này, ban giám hiệu cùng cô giáo chủ nhiệm và cô giáo dạy tiếng Czech đã quyết định mời gia đình cháu đến họp. Lúc đầu, bố mẹ cháu lo lắm vì chỉ sợ nhà trường không cho cháu học tiếp. Kết quả hoàn toàn ngược lại. Ông hiệu trưởng, sau khi đã bàn bạc kỹ lưỡng với các cô giáo đã đề xuất nguyện vọng của mình là hàng ngày, sau giờ học thì cháu sẽ ở lại trường thêm 2 tiếng để cô giáo dạy tiếng Czech phù đạo thêm cho cháu và hướng dẫn cháu làm các bài tập ở nhà. Bố mẹ cháu mừng lắm nhưng vẫn muốn biết sẽ phải thanh toán bao nhiêu cho nhà trường, cho cô giáo về những giờ dạy thêm này. Với một nụ cười thân thiện, ông hiệu trưởng cho biết rằng gia đình sẽ không phải thanh toán bất kỳ một xu nào vì nhà trường có điều kiện để giúp cháu và mong muốn cháu có học lực tốt, theo kịp chương trình của lớp.

Chiều thứ năm vừa rồi, tôi lại được nhà trường mời đến họp lớp. Năm nay cháu đang học lớp hai và theo như cô giáo chủ nhiệm cho biết thì cháu là một trong những học sinh giỏi nhất lớp, tiếp thu nhanh và rất chịu khó phát biểu ý kiến hoặc xung phong làm các bài tập. Trước mặt tất cả các phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm không ngần ngại nói rằng cháu là niềm tự hào của lớp. Bố mẹ cháu ngỏ lời cám ơn ban giám hiệu cùng các cô giáo và nhận được một câu trả lời rất khiêm tốn của cô chủ nhiệm: “Có thành công này là do sự nỗ lực của bản thân cháu”. Cũng có thể như vậy nhưng tôi nghĩ rằng nhà trường đã có công lớn để giúp cháu có được nghị lực đó.

Liệu ở Việt Nam có ban giám hiệu nào, thầy – cô hiệu trưởng nào hết lòng vì học sinh của mình như trường hợp này không? Có thể có nhưng tôi tin là rất ít. Ở Czech thì đó là chuyện bình thường.

Ở nhiều trường học của Czech học sinh Việt Nam thường được khen vì chăm chỉ và nghe lời (Ảnh minh họa)


Phú Hòa (Nguồn: FB Doan Hoa)

  • #2 dang: nha giao

    20-10-2013 23:36

    that la tot va tuyet voi ,toi co con 7 tuoi di hoc lop 1 .o nha no rat ngoan nhung ma o truong thi o muon hoc va khong lam bai . toi dau dau vi no qua.
  • #1 Nguyễn Hữu Quý: Tiêu đề

    20-10-2013 14:39

    Nhìn cô giáo có khuôn mặt rạng ngời khi dạy cho học sinh, ta có cảm giác ấm lòng, tin tưởng khi giao con trẻ cho họ. Những ngưòi Việt ở Czech, cho dù cuộc sống có thể còn khó khăn, nhưng thật may mắn khi có được môi trường sống và giáo dục con em như vậy.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo