Séc-Slovakia

Phân tích một thảm họa

Cập nhật lúc 17-08-2018 21:16:09 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Ngày đầu tháng Tám đã xảy ra thảm họa khi hai bé trai Việt Nam đuối nước tại hồ bơi Lhota gần thành phố Brandýs nad Labem. Sự kiện này có thể nói đã gây tranh luận chia rẽ không chỉ trong nội bộ cộng đồng người Việt Nam mà cả trong xã hội Séc. Trong rất nhiều quan điểm trái ngược nhau, có bài bình luận trên tạp chí Respekt tương đối khách quan, nhưng vì bài viết rất dài nên chúng tôi xin được lược dịch những nét chính để cùng tham khảo.


Một ngày sau sự kiện đau lòng, hàng loạt tình tiết bất ngờ được hai kênh truyền thông tư nhân lớn tại Cộng hòa Séc là nhật báo Blesk và kênh TV Prima đưa ra trích dẫn một số nhân chứng có mặt tại hiện trường, mà theo đó hai cháu bé có thể không bị thiệt mạng nếu các nhân viên quản lý khu hồ bơi hành động có trách nhiệm và trước hết không thô bỉ với người Việt Nam.

Lập luận chính là lời chứng, mà theo đó các nhân viên ban quản lý đã không làm tròn bổn phận và kịp thời. Tiếng loa phát thanh lần đầu tiên nói đến chuyện trẻ lạc vào lúc khoảng hai giờ rưỡi chiều. Trang website của công ty truyền thông Aktu.cz công bố đoạn video với nữ nhân chứng, khẳng định hai cháu bé đã không nhìn thấy từ lúc 13 giờ. Phụ nữ này cùng nhiều nhân chứng khác cho biết là các nhân viên quản lý rất lâu không chịu phản ứng với yêu cầu của bố mẹ những đứa trẻ thất lạc và không gọi cảnh sát. Có cả nhân chứng nặc danh khẳng định, là “các bà mẹ đã cầu khẩn giúp đỡ” và “người phụ nữ trong văn phòng” đã phớt lờ. “Nếu không phải là người Việt Nam, họ sẽ hành động khác,” phóng sự nêu.

Thông tin về việc “sau hai giờ mới gọi cảnh sát”- hay “rất là lâu, để đến khi báo trên loa phát thanh”- đã rất nhanh chóng lan truyền trong công luận. Và lập tức phát tán trên các mạng xã hội, ầm ĩ cả chuyện theo lời kể của những người có mặt ở hồ bơi, thì “người phụ nữ trong văn phòng đã mày tao với người Việt Nam và không muốn giúp đỡ kịp thời”.  Ai có thể làm chứng đáng tin cậy về chuyện gì thực sự đã xảy ra như thế nào trong cái ngày định mệnh ấy?

“Tôi không biết họ đã tự tìm con bao lâu. Tại văn phòng này tôi được biết về chuyện trẻ lạc vào khoảng hai rưỡi,” người “phụ nữ ngồi ở văn phòng” kể lại và bổ xung, rằng sau thảm họa có cảm giác bị cả cộng đồng xã hội căm giận. 

“Có hai phụ nữ Séc đến nói, là liệu chúng tôi có biết đang có những phụ nữ Việt Nam chạy tìm con bị lạc. Tôi lập tức ra ngoài, nhìn thấy ông bố người Việt không nói được tiếng Séc, nhưng tôi hiểu ngay sự tình, anh ta đưa cho tôi điện thoại, trên đó có viết tên các cháu bé. Tôi lập tức báo trên loa phóng thanh, gọi cảnh sát và cứu hộ. Ngay sau đó tôi nhận thấy, là các cháu bé sẽ không hiểu tôi nói gì, nên đã để cả ông bố gọi bằng tiếng Việt Nam. Tôi đã gọi cảnh sát và cứu hộ ngay lập tức. Những gì mà các nữ nhân chứng nói là điêu toa, mong lưỡi của họ đứt hết đi,” bà ta tuyên bố thêm. 

Loa phóng thanh liên tục lặp lại, từ “hai cháu bé bẩy tuổi hãy đến ngay văn phòng”, cho tới thông báo bằng tiếng Việt hay đề nghị mọi người hỗ trợ. Loa phát thanh cũng tìm xem ai biết cả tiếng Séc và Việt- bởi bố mẹ các cháu bé hầu như không nói tiếng Séc và cũng không phản ứng gì với tiếng Anh. Thế nhưng không ai nghĩ đến chuyện tìm dưới hồ nước.

“Bởi theo thông tin của bố mẹ, thì các cháu ở trên bờ,” giám đốc hồ bơi Robert Nedvěd nói. Ông ta không có mặt ngay từ đầu, sau đó mới tới, và rằng nghe thấy bố mẹ phản ứng với tiếng Anh- hiểu rằng “water no” (nước không). “Nên chúng tôi hiểu, là các cháu bé không thất lạc dưới nước. Và cả bố mẹ cũng chỉ tìm trên bờ và trong rừng,” Robert Nedvěd bổ xung.

“Ngay từ đầu họ chỉ tay- là nước không, ở đằng kia, đằng kia,” người phụ nữ “trong văn phòng” mô phỏng động tác chỉ về hướng cánh rừng. “Ở đây luôn xảy ra chuyện như vậy, trẻ lạc rồi lúc sau tìm thấy chạy chơi đâu đó. Tôi đã làm việc ở đây mười hai năm, chưa bao giờ xảy ra chuyện này. Tất cả chúng tôi cùng đoán với bố mẹ, là bọn trẻ lang thang đâu đó.”

Như sau này được biết, hai cháu bé cùng một người bố đi xếp hàng mua kem. Khi không thấy con đâu người bố quay về chỗ các bà mẹ cũng không thấy ở đó. Khi các bà mẹ bắt đầu lo lắng chạy tìm con và loa phát thanh thông báo, nhiều người đã đến đề nghị hỗ trợ- theo nhân viên văn phòng có lúc hàng trăm người tới và được yêu cầu đi tìm quanh hồ.

Ai gọi cảnh sát trước

Cô Michaela Orlíková nhận thấy có chuyện gì đó xảy ra và cùng với một nữ nhân chứng nữa mô tả với truyền thông thái độ vô lễ của “cái bà ở văn phòng”. “Chỉ sau khi chúng tôi gọi cứu hộ, thì tới lúc đó họ (chỉ về phía văn phòng) mới bắt đầu hành động. Cả cô Jana  Němcová cũng làm chứng, rằng họ là những người đầu tiên gọi cứu hộ.

Cô Michaela Orlíková viết trên mạng xã hội Facebook, rằng sau khi trẻ mất tích từ phía văn phòng “cả tiếng đồng hồ không làm gì”. Và điều này phù hợp với những thông tin đã biết, là bố mẹ các cháu đã tìm con từ lúc khoảng một giờ, mà “cái bà ở văn phòng” không giúp gì. “Chúng tôi cũng không nghĩ, là các cháu có thể ở dưới nước, khi mẹ chạy tìm trên bờ,” Michaela Orlíková kể lại. Theo cô Jana  Němcová, các nhân chứng đã gọi cảnh sát lúc 14:46 phút.

“Cảnh sát CH Séc nhận được thông báo đầu tiên lúc khoảng 14:30 phút,” phát ngôn viên cảnh sát Mělnic Eva Hašlová cho biết và bổ xung: “Và từ nhân viên phục vụ Hồ Lhota”. Nghĩa là cảnh sát nhận tin báo đầu tiên từ nhân viên phục vụ hồ bơi. Cũng là khoảng thời gian được ghi nhận, là khi có hai người phụ nữ tới thông báo việc các bà mẹ Việt Nam tìm con.

Trong điện thoại của mình, cô Jana  Němcová có ghi nhận chính xác thời điểm diễn biến. Lúc 14:35 bắt đầu thông báo trên loa, Cứu hỏa đưa xuồng xuống hồ lúc 15:33. Thợ lặn xuống nước lúc 16:20. Tìm thấy các cháu khoảng 17 giờ.

Nhiều nhân chứng nói về thời gian chủ yếu theo ước tính “rất lâu”, “hàng tiếng trước khi thông báo trên loa”. Có thể họ nói đúng, nhưng để qua đó khẳng định thái độ bài ngoại hay tắc trách của ban quản lý chưa hẳn đã thuyết phục. Các ý kiến tranh luận truyền miệng đưa ra những thông tin trái ngược nhau.

Trong phóng sự của TV Prima, cô Michaela Orlíková còn cho biết, là khi trao đổi với bà mẹ Việt hiểu rằng: cô ta chỉ quay người một chút thì các cháu đã biến mất và chỉ còn lại cái phao bơi tren mặt nước. Cứ cho là có thể hiểu chỉ quay người chốc lát, mặc dù bà mẹ hầu như không nói được tiếng Séc. Nhưng phần hai câu trả lời về cái phao bơi trên mặt nước khi được phóng viên hỏi, thì cô ta cũng gật đầu. Chị có nhìn thấy cái phao bới? “Không, tôi không nhìn thấy, nhưng bà mẹ hình như có nói về phao bơi, và chỉ vị trí trên bờ.”

Chi tiết về chiếc phao bơi trên mặt nước được nói tới sau thảm họa. Nhưng tại sao không ai nghĩ đến chuyện xuống nước tìm, khi thấy phao bơi trống không- trên bản tin truyền hình? Phóng sự của kênh TV Nova thực sự có xuất hiện hai chiếc phao bơi trẻ con- nhưng không phải là của các cháu bé Việt Nam. Đó chỉ là cảnh diễn tả.

Cũng lan truyền thông tin không thể kiểm chứng là đã bắt đầu tìm trẻ lạc từ lúc 13 giờ. “Những bà mẹ ngồi đây uống cà phê, chụp ảnh hai tiếng đồng hồ, và không biết các con mình ở đâu, thế có bình thường không?” nữ nhân viên văn phòng chất vấn. Đứng là họ ngồi lâu như vậy không có con bên cạnh? Và chính xác ở chỗ nào? “Tôi không biết, tôi không nhìn thấy, có cái ông nào đó nói thế,” bà ta trả lời. Cả giám đốc hồ bơi cũng khẳng định thông tin chuyện bố mẹ không nhìn thấy con hai tiếng đồng hồ. “Người ta nói thế, là không thấy con từ lúc một giờ. Ba người lớn mà không trông nổi hai đứa trẻ, trước tiên đấy là trách nhiệm của họ,” Robert Nedvěd nói.

 Như đã biết chủ tịch danh dự Hội Séc- Việt Marcel Winter cũng lập tức có ý kiến về sự việc. Theo Marcel Winter dĩ nhiên trách nhiệm trước tiên là của bố mẹ, nhưng cũng có biểu hiện bài ngoại. “Người ta nói như vậy trên truyền hình, tôi nhìn thấy những chiếc phao trên mặt nước, nghe những nhân chứng và đọc các lời chứng trên Blesk. Mà theo đó hai tiếng đồng hồ các nhân viên không giúp đỡ bố mẹ các cháu,” ông ta nói.

Không phải bài ngoại

Theo khẳng định của nhiều khách thường xuyên đến hồ bơi gần Praha và nổi tiếng về cảnh đẹp và nước sạch này, thì chắc chắn không thể coi là chuyện bài ngoại- đớn giản chỉ vì cái văn phòng ban quản lý hồ bơi này thường xuyên cau có với tất cả. Là quá sức họ kể từ việc hướng dẫn cho người nước ngoài, rằng ở đấy không nhận thẻ hay euro; đơn giản là đuổi luôn. Và khi nào cần tìm chủ xe mang biển số Đức, thì chỉ bằng tiếng Tiệp, kể cả là vô hiệu. Nhưng đơn giản là cứ làm thế.

Cần phải bổ xung, là tất cả các nhân chứng mà Respekt tiếp xúc đều vô cùng thương cảm về sự mất mát của hai cháu bé Việt. Sự kiện ở hồ bơi cũng gây chú ý của công luận qua status tài khoản mang tên Keiko Rico trên Facebook. Hơn 4,6 nghìn người chia sẻ và 1800 bình luận. Hơn năm nghìn người bấn like. Status đầy thất vọng và giận dữ trước thái độ vô cảm của con người, khi có thể giúp đỡ nhưng thờ ơ. Status mang tên Cái chết vô ích của con trẻ ở Lhota hay Chúng ta đã sai như thế nào.

“Tôi sẵn sàng nhẩy xuống nước khi thấy ai đó bị đuối, hay khi bố mẹ thông báo con thất lạc trong hồ và biết tương đối ở vị trí nào,” một nhân viên bảo vệ hồ bơi tuyên bố. “Còn khi không biết rõ đứa trẻ đang ở đâu, thì tôi biết nhảy xuống chỗ nào?” anh ta bổ xung và khua tay trước hồ nước rộng lớn.

Thu Hà - theo Respekt
 ©Vietinfo

 

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #3 Ký danh: Làm gái không đúng chỗ

    18-08-2018 09:46

    gia đình người ta đang đau t thương tang tóc chúng mày cứ bơi ra. Mo mà ông bà chúng mày bị đóng hay bố mẹ chúng mày chết hết rồi không biết day bảo. Báo Séc họ viết khác chúng mày bịa ra là chủ yếu. Con người ta có lúc no, lúc kia, Tất cả có luật pháp và các cơ quan có thẩm quyền họ giải quyết , věc gì đến chúng mày.
  • #2 Bảo Mai: vài lời góp ý

    18-08-2018 06:40

    Một bài viết cần phải được biên tập lại để không thể có những lỗi chính tả rất vô lý (đã có trên nhiều bài viết) .
  • #1 Ký danh: Mõ làng

    17-08-2018 22:54

    Một ngày ở trên khu vực hồ đó có bao bà mẹ chạy tìm trẻ con. Chuyện đó xây ra hết sức bình thường, nếu như 2 trẻ kia không bị chết đuôi. Những nhân chứng cũng chỉ nói theo xúc cảm chứ không có căn cứ. Nói chung là BIẾT THÌ THƯA THỚT, KHÔNG BIẾT THÌ IM MỒM.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo