Séc-Slovakia

Séc: Luật về sức mạnh thị trường và chuyện cửa hàng phải có người biết tiếng

Cập nhật lúc 22-10-2019 15:06:16 (GMT+1)
Ảnh minh họa bài viết của Podnikatel.cz

 

Trong không khí tưng bừng phấn khởi Hội Người Việt Nam tại Cộng hòa Séc đang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. Theo giới thiệu, đây là sự kiện đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ở CH Séc và là dịp để Hội tổng kết những thành tích đã đạt được trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ tới nhằm xây dựng cộng đồng người Việt ngày càng phát triển và vững mạnh.


Thiết nghĩ, để phát huy thành tích và ngày càng phát triển vững mạnh, có lẽ cũng cần lưu ý đến những diễn biến tưởng như bình thường, nhưng chắc chắn không phải là ngẫu nhiên đang diễn ra ngoài xã hội để có phương hướng hoạt động.

Cách đây chưa lâu viên chủ tịch Hiệp hội du lịch và thương mại CH Séc (SOCR ČR) Tomáš Prouza khẳng định các cửa hiệu tạp hóa của người Việt Nam ước tính phải chiếm tới một phần năm thị phần và vì thế các cơ quan chức năng nên lưu ý đến thực tế này. 

Tuyên bố này của chủ tịch SOCR ČR được đưa ra không phải tình cờ, mà nó nằm trong nội dung đóng góp bằng văn bản dài 18 trang của tổ chức này vào dự thảo luật về sức mạnh thị trường đang được bộ Nông nghiệp biên soạn và đang trong giai đoạn tham khảo lấy ý kiến các bộ ngành liên quan.

Lý giải cho nhận định của mình, rằng những cửa hàng của người Việt Nam là một mạng lưới trá hình hoạt động có tổ chức, Tomáš Prouza lấy bằng chứng về chuyện nhiều cửa hàng tạp hóa của người Việt Nam sử dụng phần mềm máy tính tiền như nhau hay lấy hàng từ cùng một nhà cung cấp. "Các vị hãy theo dõi, xem phần mềm sử dụng trên từng máy tính tiền của người Việt thế nào. Hãy nhìn xem giá cả từng cửa hàng ở gần nhau ra sao," chủ tịch SOCR ČR nói với hãng thông tấn ČTK đồng thời khẳng định mô hình này thống lĩnh khoảng một phần năm thị trường Séc.

Và chính vì lẽ đó theo Tomáš Prouza, luật mới cần phải liệt các cửa hiệu tạp hóa Việt Nam vào nhóm sức mạnh thị trường đáng kể và phải tuân thủ những qui tắc pháp lý giành cho các đối tượng có tiềm lực mạnh trên thị trường như vậy. Còn chứng minh mối quan hệ liên minh trá hình ra sao, theo Tomáš Prouza là "ý chí và năng lực của Ủy ban bảo vệ cạnh tranh thương mại".

Nhưng đến thời điểm này, duy nhất chỉ tiến sĩ Phạm Hữu Uyển, đại diện sắc tộc thiểu số Việt Nam tại Hội đồng chính phủ về các sắc tộc thiểu số nhìn thấy bản chất sự việc và có phản ứng. "Sáng kiến đánh giá liên minh các doanh nghiệp dựa trên cơ sở, là họ có cùng nhà cung cấp hàng hóa hay sử dụng hệ thống công nghệ thông tin như nhau thì quả là cách mạng," tiến sĩ Uyển mỉa mai đồng thời bổ xung: "Tôi lo ngại, rằng nó sẽ được sử dụng như vũ khí nhằm vào các cửa hiệu tạp hóa Việt Nam."

 

Cửa hàng phải có người biết tiếng

Trong diễn biến khác, cũng có thể là ngẫu nhiên nhưng trang tin chuyên ngành kinh doanh Podnikatel.cz mà ai cũng biết có quan hệ nhất định với SOCR ČR lại vừa có bài viết lưu ý về một nghĩa vụ đã có từ lâu nhưng không mấy được quan tâm. Podnikatel.cz nhắc lại điều luật, rằng trong cơ sở kinh doanh nơi đón tiếp khách hàng phải có người nói được tiếng Séc hay tiếng Slovakia.

Luật về Kinh doanh số 455/1991 Sb., sửa đổi bổ xung lần cuối cùng ngày 31 tháng Bẩy 2019 trong điều 31 phần 8 ghi rõ: Cơ sở kinh doanh nơi và vào thời điểm người kinh doanh tiếp xúc với khách hàng, phải có người nói được tiếng Séc hay tiếng Slovakia.

Và cơ quan quản lý kinh doanh có quyền kiểm tra tuân thủ nghĩa vụ này. Trong trường hợp cơ quan quản lý kinh doanh nảy sinh nghi vấn, có thể kiểm tra bằng phỏng vấn. Qua kiểm tra, các nhân viên nhà nước sẽ đánh giá xem liệu người đó có phản ứng trôi chảy bằng ngôn từ những câu hỏi liên quan tới những tình huống thông thường trong cuộc sống và kinh doanh, hay liệu có thể thể hiện bằng ngôn ngữ nội dung nhật báo in hay không. Nếu nghĩa vụ này không được tuân thủ, người kinh doanh có thể bị xử lý phạt.

David Nguyen- theo Podnikatel.cz, ČTK

©Vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #1 háo danh: Sống chết kệ chúng mày

    22-10-2019 19:41

    Sự thật thi kể cả cơ quan ngoại giao VN , ĐSQ, LSQ , HNVN và Cộng đồng người Việt tiểu số, các hội đồng hương trên đất Séc chưa có một tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người Việt trên lãnh thổ Séc Lúc nào cũng hô to hát hay nhưng khi có việc toàn đùn đẩy cho nhau và cuối cùng người bị nạn cứ phải chạy bằng con đường dịch vụ, may thì OK còn không thì TIỀN MẤT TẬT MANG
    Theo tôi thì tổ chức các cuộc hội họp mục đích chính là CHÉM GIÓ , KHOE MẼ CHO VUI :)
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo