Séc-Slovakia

Thư ngỏ gửi Tổng thống CH Séc

Cập nhật lúc 08-06-2017 16:12:20 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Tôi hoàn toàn không có một chút nghi ngờ nào về truyền thống ngoại giao của Cộng hòa Séc: tôn trọng nhân quyền, phẩm giá con người và những giá trị tự do, dân chủ. Cố Tổng tổng thống Václav Havel đã từng ký kiến nghị do nhóm Văn Lang khởi xướng vào năm 2007, để đòi tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý. Ông được mãn hạn tù vào năm 2016, nhưng vẫn bị theo dõi gắt gao vì những hoạt động đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam. Bất chấp mọi nỗ lưc của các nhóm dân sự trong và ngoài nước, không khí chính trị tại Việt Nam cho tới nay vẫn chưa hề được cải thiện theo chiều hướng tốt lên.


(Thư được gửi cho Tổng thống ngày 6.6 nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Séc Miloš Zeman từ 6-8/6 qua email info@zema...nmilos.cz và thông qua trang web www.hrad.cz (chuyên mục hãy viết cho Tổng thống). Thư đồng thời cũng được gửi cho toà Đại sứ Cộng hoà Séc tại Hà Nội)

Kính thưa ngài Tổng thống,

Tôi có một yêu cầu tới ngài nhân chuyến thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hôm nay, trong ngày đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam, ngài có đề cập tới sự hợp tác kinh tế và đầu tư giữa hai nhà nước. Ngài chúc các lãnh đạo và „những người bạn“ Việt Nam sẽ đạt được tăng trưởng mạnh trong phát triển kinh tế. „Bạn bè với nhau thì phải nói cả những điều khó nghe. Nếu chúng ta muốn hỗ trợ du lich thì việc quan trọng là nên hủy thị thực ngắn hạn cho những công dân Séc.” Trong mối tương quan này, tôi cũng xin phép được nhắc ngài một số sự thật khá khó nghe về việc vi phạm nhân quyền từ những hàng ngũ cấp cao của Việt Nam.

Chắc chắn là ngài có để ý tới việc người dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản không hề được tự do biểu đạt chính kiến, internet bị kiểm soát. Tự do tôn giáo và tự do hội họp bị hạn chế. Hiện tại, Việt Nam có khoảng trên dưới hai trăm tù nhân lương tâm.

Tháng tư, năm 2016, tại miền Trung, Việt Nam đã xảy ra thảm họa môi trường, do công ty Formosa gây ra. Hậu quả của thảm họa này là hàng nghìn người mất công ăn việc làm, con cái họ cũng không được đến trường vì bố mẹ thiếu thốn tài chính. Những bloggers viết để đánh động và thông tin cho công chúng về những hậu quả của thảm hoạ này tới đời sống xã hội cũng như môi sinh, đã bị bắt giam. Một trong số họ là blogger Mẹ Nấm, blogger Nguyễn Văn Hóa và những người khác. Người dân Quỳnh Lưu, Nghệ An là những người trực tiếp hứng chịu hậu quả của thảm họa môi trường, nhưng không được nhận đền bù. Khi họ đệ đơn kiện thì bị đánh đập và bách hại dã man dưới sự chỉ đạo của một số cơ quan công quyền.

Tôi là thành viên của tổ chức dân sự Văn Lang (www.vanlang.eu), một nhóm dấn thân vì xã hội dân sự và nhân quyền cho Việt Nam. Trong thời gian tôi còn là thành viên của Ban điều hành Văn Lang, gia đình tôi đã bị mật vụ Việt Nam gây phiền nhiễu và dọa nạt. Trường hợp của tôi không phải là trường hợp duy nhất. Với tư cách là công dân Cộng hoà Séc gốc Việt, tôi yêu cầu ngài:

1. Đề cập tới các vi phạm nhân quyền từ phía chính phủ Việt Nam trong các cuộc họp với Chủ tịch nước và Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời yêu cầu họ trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị.

2. Đề cập tới việc, những công dân Séc gốc Việt tích cực cho hoạt động nhân quyền hướng tới Việt nam đã và đang và bị mật vụ Việt Nam dưới sự điều khiển từ tòa Đại sứ Việt Nam tại Praha theo dõi và trù dập ngay trên lãnh thổ Cộng hoà Séc.

Mặc dầu hơi muộn màng, nhưng tôi tin tưởng là bức thư này sẽ đến được tay ngài. Việc Tổng thống Cộng hoà Séc thể hiện bộ mặt đầy đủ giá trị của đất nước và không ưu tiên những lợi ích về kinh tế trước những giá trị căn bản của xã hội như tự do và dân chủ, đối với một công dân như tôi là hết sức quan trọng. Tôi tin tưởng rằng, việc thiết lập quan hệ ngoại giao một cách cân bằng với Việt Nam mà không phải hy sinh truyền thống ngoại giao của Cộng hoà Séc là điều hoàn toàn có thể.

Xin chúc ngài mạnh khỏe và nhiều thành tích trong chuyến thăm Việt Nam!

Trân trọng,

Ngô Thị Thúy Vân

Praha

Cộng hoà Séc

Đồng ký tên:

1. Nguyễn Cường, Praha, Česká republika

2. Đỗ Xuân Cang, Praha, Česká republika

3. Đoàn Hòa, Jihlava, Česká republika

 

Bản tiếng Séc: 

OTEVŘENÝ DOPIS PREZIDENTU ČESKÉ REPUBLIKY
Thư ngỏ gửi Tổng thống Cộng hòa Séc nhân chuyến thăm Việt Nam từ 7-10/6/2017. (Bản tiếng Việt sẽ được dịch bổ sung sau)
(dopis zaslán velvyslanci České republiky v Hanoji, prezidentovi Miloši Zemanovi na adresu info@zemanmilos.cz, přes www.hrad.cz (napište prezidentovi)
Médiím jsem se ozvala přes facebokovou stránku ČT 24 a Aktualne.cz)

Vážený pane prezidente,

Obracím se na Vás s prosbou týkající se Vaší právě probíhající návštěvy Vietnamské socialistické republiky. Dnes, v jejím prvním dnu, jste se zmínil ve svém projevu o ekonomické spolupráci mezi oběma zeměmi a možnostech vzájemných investic. Věřím, že ekonomické zisky a investice upevňují vztahy obou zemí. Popřál jste vietnamským vládcům a „přátelům“ velký růst ekonomiky. „Přátelé si mají říkat nepříjemné věci. Chceme-li podporovat turistický ruch, je dobré, aby pro české občany byla zrušena krátkodobá turistická víza.“ V této souvislosti bych si Vám dovolila připomenout nepříjemná fakta o porušování lidských a občanských práv ze strany vysoce postavených vietnamských představitelů.

Jak jistě víte, vietnamští občané pod vedením Komunistické strany Vietnamu nemají možnost svobodně vyjadřovat své názory, internet je cenzurován. Svoboda náboženství a shromažďování je omezována. Ve Vietnamu je v současné době kolem dvou stovek politických vězňů.

V dubnu roku 2016 vypukla ve středním Vietnamu ekologická katastrofa způsobená firmou Formosa. V jejím důsledku ztratily tisíce lidí zaměstnání, a jejich děti přestaly chodit do školy kvůli finančním problémům rodičů. Bloggeři, kteří psali o této katastrofě a upozorňovali na její dlouhodobé ekologické a sociální důsledky, jsou ve vězení. Mezi nimi patří blogerka Mẹ Nấm (Mother Mushroom), bloger Nguyễn Văn Hóa a další. Lidé z Quỳnh Lưu, Nghệ An, kteří byli přímo postiženi důsledky katastrofy, nedostali žádné odškodnění. Když podali žalobu, byli státními orgány brutálně mláceni a pronásledováni.

O tom, že v tradici zahraniční politiky České republiky je respekt k lidským právům a lidské důstojnosti, k hodnotám jako je demokracie, svoboda, nemám pochyb. Prezident Václav Havel podepsal v roce 2007 petici iniciovanou občanským spolkem Van Lang požadující osvobození vietnamského katolického kněze Nguyễn Văn Lý. Byl podmínečně propuštěn z vězení v roce 2016. Je stále pod přísnou kontrolou vietnamských úřadů kvůli svým aktivitám a svému boji za demokratický a svobodný Vietnam. Politická atmosféra se ve Vietnamu doposud nezměnila k lepšímu přes veškeré snahy domácích i zahraničních občanských iniciativ.

Jsem členka spolku Van Lang (www.vanlang.eu), který se angažuje za občanskou společnost a lidská práva především ve Vietnamu. V době, kdy jsem byla ve Výkonném výboru spolku, byla moje rodina obtěžována a zastrašována vietnamskou tajnou službou. V této situaci nejsem sama. Jako občanka České republiky pocházející z Vietnamu Vás proto žádám, abyste

1. se při debatách a setkáních s vietnamským prezidentem a generálním tajemníkem Komunistické strany Vietnamu zmínil o porušování lidských práv ze strany vietnamské vlády vůči vietnamským občanům, a požádal ho, aby byli všichni vietnamští političtí vězni propuštěni na svobodu. 
2. se zmínil o případech občanů České republiky, kteří se angažují v oblasti lidských práv ve Vietnamu a kteří byli a případně doposud jsou pronásledováni vietnamskou tajnou službou řízenou vietnamským velvyslanectvím v Praze a tj. na území České republiky.

Věřím, že i s malým zpožděním se k Vám dostane můj dopis. Jako občance České republiky mi velmi záleží na tom, aby prezident mé země prezentoval plnohodnotnou tvář České republiky a nedával přednost ekonomickým zájmům před základními hodnotami společnosti jako je svoboda a demokracie. Jsem přesvědčena, že lze mít diplomaticky vyvážený vztah s Vietnamem, aniž by Česká republika musela obětovat své tradice zahraniční politiky.

Přeji Vám hodně zdraví a úspěchů při návštěvě Vietnamu!

S úctou,

Ngô Thị Thúy Vân
Praha 
Česká republika

K dopisu se připojí
1. Nguyễn Cường, Praha, Česká republika
2. Đỗ Xuân Cang, Praha, Česká republika
3. Đoàn Hòa, Jihlava, Česká republika

Nguồn: FB Doan Hoa, FB Ngô Thúy Vân

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo