Séc-Slovakia

Tổ chức công dân Lačhe Čhave và trẻ em Việt Nam tại Séc

Cập nhật lúc 10-06-2011 09:08:42 (GMT+1)
Tổ chức công dân Lačhe Čhave

 

Trong lễ hội Bambiriáda năm nay, có một gian trưng bầy hết sức vui tươi, mang tên hiệu bằng tiếng Digan và biểu tượng là chiếc bánh xe du mục. Thế nhưng các hoạt động của nó có vẻ không phù hợp, mang đậm nét văn hoá Việt Nam. Tác giả bài viết đã có cuộc trò chuyện với cô Veronika Dostálová, nhân viên xã hội và chủ nhiệm câu lạc bộ Nízkoprahový (ngưỡng cửa thấp)


 

Tên của tổ chức là tiếng Digan, nhưng ở đây, trong gian trưng bầy của các bạn thấy nhiều thứ đồ Việt Nam. Như vậy nghĩa là thế nào?

Tổ chức công dân Lačhe Čhave của chúng tôi có trụ sở tại Praha 4, khu Libuš, và ngay trong khu chợ Sapa của người Việt Nam. Chúng tôi cung cấp hai dịch vụ xã hội: câu lạc bộ ngưỡng cửa thấp cho trẻ em và thiếu niên Rozhledna (Đài quan sát) và dịch vụ xã hội- hoạt động Domino cho các bà mẹ có con nhỏ. Chúng tôi vận hành đã được gần mười lăm năm và trước đây hơn một năm chúng tôi vẫn có hoạt động tại Nusle cho người Digan, nên từ đó có cái tên Digan. Nhưng từ tháng ba năm ngoái chũng tôi đã chuyển, thay đổi địa bàn và cả bộ phận lớn thân chủ. Thân chủ người Digan nay chúng tôi chủ yếu quan tâm tại địa bàn, bổ túc trong gia đình. Hiện thời thân chủ Digan không đến tận câu lạc bộ.

Điều gì đã đưa chị tới với các hoạt động của tổ chức Lačhe Čhave?

Một phần cũng do tình cờ, nhưng dĩ nhiên trong đó mối quan tâm về công tác với người nước ngoài đóng vai trò quan trọng. Tôi tốt nghiệp ngành sư phạm xã hội và hơn nữa có nhiều năm sống ở nước ngoài, nên công việc với người ngoại quốc rất gần gũi với tôi.

Trình độ cùng cả kinh nghiệm của chị chắc chắn là phù hợp với công việc của chị trong tổ chức. Cụ thể ai là thân chủ của các bạn?

Phần lớn là trẻ em gốc Việt, chủ yếu đến với câu lạc bộ cho trẻ em từ 5 đến 16 tuổi mà tôi là chủ nhiệm. Chúng tôi mở cửa ba lần mỗi tuần, và trong câu lạc bộ chúng tôi cung cấp cho trẻ em nhiều hoạt động giành cho thời gian rỗi, học thêm, hỗ trợ xã hội. Chúng tôi quan tâm rất nhiều đến tiếng Séc, nhưng đồng thời cũng gìn giữ truyền thống Việt Nam. Hai ngày trong tuần chúng tôi quan tâm trực tiếp đến phụ đạo, nơi trẻ em đến lẻ từng người một và chúng tôi hướng tới những điều mà trong trường bọn trẻ không mấy đạt kết quả, nghĩa là chủ yếu về tiếng Séc.

Vậy còn trẻ em Digan và công việc trên địa bàn? Cả chị cũng tham gia?

Vâng, tôi có tham gia. Chúng tôi dậy phụ đạo ngay tại nhà các gia đình Digan, chúng tôi không còn nhiều thân chủ nữa, chủ yếu là những người còn ở lại với chúng tôi từ hồi còn ở trụ sở cũ hay một số người mới, được biết đến nhờ các mối quan hệ với các trường xung quanh.

Thân chủ của các bạn có gặp biểu hiện của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở nước ta?

Tất nhiên đó là vấn đề phức tạp, mà các thân chủ của chúng tôi gặp phải, và nhất là tại các khu vực, nơi có nhiều người ngoại quốc. Ở những chỗ như vậy thường nảy sinh cả đủ các nhóm phân biệt chủng tộc. Từ kinh nghiệm bản thân tôi biết, rằng khi đến miền đất lạ là như thế nào (một năm tôi sống ở Irland và một năm ở New Zeland, dù trước đó tôi chưa bao giờ nói tiếng Anh), không nói được tiếng và bắt đầu từ số không. Tôi hiểu được tâm trạng của họ và biết được rằng, giúp đỡ những người này quan trọng như thế nào.

Trong các vòng thi quốc tế, do NIDM (Viện trẻ em và thiếu niên quốc gia)tổ chức và thực hiện ngày càng có nhiều trẻ em Việt Nam tham gia và rất thành công. Tôi hết sức ngạc nhiên là họ lại cần sự giúp đỡ của trung tâm bậc cửa thấp. Vì sao vậy?

Với những trẻ em này khó khăn hơn nhiều khi hoà nhập vào đâu đó, bởi phần lớn phụ huynh của các cháu đều hoàn toàn không nói được tiếng Séc. Cho nên thông tin không đến được với họ và ví dụ cụ thể là ở đây, tại Bambiriáda này hầu như không có trẻ em Việt Nam. Điều khác nữa là, các cha mẹ người Việt làm việc bẩy ngày một tuần, từ sáng đến tối, không hề có chút thời gian nào giành cho con cái. Từ nhỏ những đứa trẻ đã được hướng dẫn để làm việc và không có thời gian rảnh. Vì thế cho nên chúng tôi cố gắng gần gũi bằng một số hoạt động trong thời gian rỗi rãi, hội nhập đôi chút, cho họ thấy cuộc sống ở đây như thế nào. Qua trẻ con thì thông tin sẽ đến được với bố mẹ.

Qua các cuộc thi đua tôi nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa phụ huynh Việt Nam và trẻ em- cứ như là họ không hề liên quan với nhau.

Vâng, với trẻm em đã nảy sinh vấn đề tương đối lớn. Bản ngã của bọn chúng cứ như là bị chia thành phần Séc và Việt Nam. Bởi trong gia đình có nguyên tắc hoàn toàn khác với trong nhà trường Séc, cho nên bọn trẻ phải quyết định, sẽ xử sự ra sao trong nhà trường và ở nhà. Đó là hai môi trường đối nghịch nhau mà bọn trẻ khó lòng tự đấu tranh, nhất là ở tuổi dậy thì. Và tôi cần phải nói, rằng với bọn trẻ là không hề dễ dàng. Những khác biệt có rất nhiều. Đúng là trẻ em Việt Nam rất thành công trong trường, nhưng mặt thứ hai lại thường vất vả, đúng là chỉ phải học, không có bất kỳ thời giờ tự do và từ nhỏ đã được dậy dỗ, rằng phải học giỏi, để sau này khi lớn lên không trở thành những người bán hàng, mà ngược lại phải là bác sĩ, luật sư và nhà khoa học. Đích thân tôi đã gặp những đứa trẻ, mà mỗi ngày sau giờ học ở trường phải học thêm phụ đạo đến sáu giờ tối, thứ bẩy và chủ nhật từ tám giờ sáng đến sáu giờ tối, nghĩa là chẳng khi nào có một ngày tự do, không được phép chơi đùa. Là học trò lớp năm mà hoàn toàn mệt mỏi và kiệt quệ. Không bao giờ có cơ hội ra ngoài chơi với bạn bè hay quan tâm tới những thú vui ở nhà. Những đứa trẻ như vậy đúng là sau đó rất giỏi trong nhà trường, có tất cả thành công. Nhưng cũng có thể xảy ra tình thế, là cuối cùng không chịu đựng nổi sức ép của bố mẹ.

Điều này nhiều khi đúng là thực tế phũ phàng. NIDM trong khuôn khổ chương trình chìa khoá cho cuộc sống đã thực hiện khảo sát, liên quan chủ yếu đến chính việc hội nhập trẻ em Di Gan, Việt Nam, Trung Quốc vào xã hội lớn. Chị có biết điều đó? Và có biết về NIDM?

Tôi để ý tới sự tồn tại của NIDM khi ở đây, tại Bambiriáda. Tôi không biết gì về tổ chức ấy và không có bất kỳ kinh nghiệm nào với nó, nhưng tôi rất quan tâm tới cuộc khảo sát.

Điều gì mà thời gian vừa qua trong tổ chức làm cho chị hài lòng? Và ngược lại điều gì có thể cải thiện?

Ngày 18.6 chúng tôi sẽ có tại công viên trung tâm ở Pankrác hoạt động biểu diễn. Chúng tôi đã tìm được nhiều tình nguyện viên, có nhóm nhạc sẽ chơi cho chúng tôi, những người đến xem có thể tham gia vào hàng loạt hoạt động tiếp xúc, chúng tôi rất vui vì điều đó. Liệu sự kiện có thành công hay không thì chưa biết. Điều gì có thể cải thiện? Chúng tôi tương đối thành công thiết lập quan hệ với cộng đồng người Việt, đúng là chúng tôi thuộc những người đầu tiên bắt đầu thực hiện công việc này. Nhưng khi chúng tôi nhìn vào gia đình và thấy rằng có gì đó không ổn, thì gia đình đó lại bắt đầu khép kín. Nếu chúng tôi muốn giữ quan hệ với họ, thì chúng tôi hầu như không thể can thiệp vào. Nếu bố mẹ không muốn, thì chúng tôi không thể bắt buộc. Và trẻ em có những biểu hiện, rằng có gì đó không bình thường, nhiều khi thấy rất rõ. Chắc là vì mệt mỏi và uể oải, mà tôi đã nói đến. Sau một năm hoạt động, chúng tôi không thể đưa ra bất kỳ kết luận to lớn nào. Trước chúng tôi chưa bao giờ có ai quan tâm đến vấn đề này, cho nên chúng tôi thường phải đi theo con đường thử nghiệm và cả nhầm lẫn, chúng tôi xây dựng trên nền tảng chưa hề được tìm hiểu kỹ lưỡng, và chúng tôi ý thức được, rằng đây là hành trình dài.

Cảm ơn chị về buổi phỏng vấn

Svatava Šimková, NIDM thực hiện

David Nguyen-Vietinfo.eu

NIDM

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo