Séc-Slovakia

Tương lai thị thực Séc vẫn mờ mịt

Cập nhật lúc 14-09-2018 11:24:30 (GMT+1)
Thị thực Séc. Ảnh minh họa. Foto Vojtěch Marek

 

Trang tin Aktuálně.cz dẫn nguồn tin cậy tiếp xúc được với tài liệu mật của chính phủ, khẳng định làn sóng đơn đề nghị cấp thị thực đổ dồn bất ngờ vào đại sứ quán CH Séc ở Hà Nội là một trong những phương thức đưa tới Séc cả những công dân Việt Nam chưa được xác minh. Tài liệu này cho biết cả những văn phòng luật ở Séc cũng tham gia.


Trung tuần tháng 7/2018 với quyết định có hiệu lực cấp kỳ chính phủ Séc đã lệnh cho đại sứ quán tại Hà Nội ngừng vô thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề cấp thị thực lao động cho công dân Việt Nam. Lý do được đưa ra là cơ quan đại diện bị quá tải và đồng thời cả lo ngại của chính quyền về nguy cơ an ninh liên quan tới cộng đồng Việt Nam ở Séc. Theo Aktuálně.cz, chắc chắn hai lí do này có liên kết với nhau.

Tại Hội nghị 5, nhiệm kỳ 2016-2019 của Hội người Việt tại Séc ngày 12/9/2018, Đại sứ Việt Nam tại Séc, Hồ Minh Tuấn có lẽ mơ hồ cho rằng:

"Việc dừng cấp visa cho lao động Việt Nam sang Séc chỉ là vấn đề kỹ thuật và quá tải" !!! 

Theo tài liệu của chính phủ đặt trong qui chế mật, vài tháng cuối cùng trước thời điểm đó tòa đại sứ ở Hà Nội "lụt" trong đơn đề nghị cấp thị thực lao động. Từ một số văn phòng luật thuộc loại lớn ở Séc bỗng nhiên có tới ví dụ ba chục yêu cầu gửi về Việt Nam.

Thực tiễn này làm tăng khả năng, là cả những người chưa được xác minh đầy đủ và cả những đối tượng rủi ro an ninh cũng nhận được giấy phép nhập cảnh CH Séc. "Xác minh lại nhận thấy, là một số người không bao giờ có thể kiếm đủ tiền để có thể trang trải chi phí thủ tục xử lý thị thực," nguồn tin cậy của Aktuálně.cz nhấn mạnh.

Miroslav Nožina từ Viện quan hệ quốc tế- nhân vật mà ở Séc nghiễm nhiên được coi là chuyên gia về tổ chức tội phạm Việt Nam, là tác giả của cuốn "Tội phạm hình sự trong cộng đồng nói tiếng Việt" được nhiều cơ quan sở tại gối đầu giường trong các vấn đề có liên quan tới người Việt- cho rằng ngừng nhận đơn đề nghị cấp thị thực nằm trong nỗ lực của chính phủ Séc muốn làm minh bạch hóa hệ thống và thiết lập qui tắc mới.

"Trong quá khứ, hồi năm 2008 đã một lần xảy ra thắt rất chặt quan hệ thị thực. Tôi còn nhớ có trường hợp, khi những ông bố Việt Nam trụ cột gia đình sang Séc theo học trường trung cấp tư thục để bổ xung trình độ học vấn, mà dĩ nhiên đó không phải là lí do thật sự," Miroslav Nožina, người với khả năng Việt ngữ của mình đã thâm nhập thành công vào cộng đồng người Việt để thực hiện khảo sát tìm hiểu nhiều năm, cho biết.

Sẽ không có cái gọi là "Qui chế Việt Nam"

Miroslav Nožina cũng cho rằng gần đây có dấu hiệu gia tăng sức ép nới lỏng chính sách thị thực cho người Việt Nam, và chắc chắn vì thực tế thị trường lao động Séc đang thiếu hụt nhân công trầm trọng.

Yêu cầu của người sử dụng lao động về nguồn nhân lực ngoại quốc hiện nay đang được thỏa mãn phần nào qua hình thức thẻ làm việc cho công dân Ukraine, Mông Cổ, Filipine và Serbia, mà thưo bộ Ngoại giao tổng cộng khoảng 24 nghìn thị thực lao động. Nhưng dĩ nhiên bộ Ngoại giao không hề cân nhắc khả năng đưa Việt Nam thêm vào danh sách này, mặc dù ví dụ từ năm ngoái thứ trưởng Ngoại giao Séc Lukáš Kaucký nhiều lần chém như đúng rồi về cái gọi là chính quyền Séc cân nhắc nới lỏng thị thực cho công dân Việt Nam. "Mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian gần đây phát triển tốt đẹp không chỉ trong lĩnh vực thương mại, mà cả về văn hóa, du lịch và y tế. Tôi nghĩ rằng việc loại bỏ rào cản trong việc cấp thị thực sẽ thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực hơn. Tôi hy vọng Cộng hòa Séc sẽ có bước đi quan trọng trong vấn đề này để công dân Việt Nam dễ dàng được nhận thị thực và giấy phép lao động tại Séc, góp phần thúc đẩy hợp tác thương mại, du lịch giữa hai nước," Lukáš Kaucký phát biểu tại một hội thảo doanh nghiệp Việt Nam và Séc tại thủ đô Praha trong chuyến thăm và làm việc ở Cộng hòa Séc từ ngày 1-4/12 của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, thứ trưởng  Lukáš Kaucký nói rằng việc đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực cho công dân Việt Nam đã được Chính phủ Séc chú ý đến.

Từ cao hổ cốt đến ma túy đá

Theo thống kê chính thức, tại CH Séc hiện có khoảng 60 nghìn công dân Việt Nam định cư. Miroslav Nožina cho rằng không thể nói chính xác bao nhiêu trong số này dính líu vào các hoạt động tội phạm, bởi thực tế là các hoạt động làm kinh tế hợp pháp và phi pháp của người Việt Nam xen lẫn nhau rất chặt chẽ. "Cả trong cộng đồng Việt Nam cũng có rất nhiều người bình thường có mối quan hệ ràng buộc với chế độ chính trị ở Việt Nam và làm chỉ điểm tố cáo những người khác," Miroslav Nožina giải thích và lưu ý, rằng các đối tượng dạng này không nhất thiết là nhân viên mật vụ chính thức.

Phương án đấu tranh với tội phạm có tổ chức của bộ Nội vụ CH Séc, về cộng đồng nói tiếng Việt đề cập đến ba loại hình tội phạm chính: sản xuất và buôn bán ma túy, buôn bán động thực vật quí hiếm và tội phạm kinh tế.

Nhưng số liệu thống kê của cảnh sát cho thấy số lượng công dân Việt Nam phạm pháp có xu hướng giảm. "Ba năm trở lại đây chúng tôi ghi nhận xu hướng giảm," nữ phát ngôn viên Tổng cục cảnh sát Ivana Nguyenová khẳng định với Aktuálně.cz.

Với cộng đồng Việt Nam cơ quan Thanh tra Môi trường Séc quan tâm tới cái gọi là wildlife crimes (tội phạm gây ra với môi trường). "Số liệu duy nhất mà chúng tôi có, là tỉ lệ các vụ việc chúng tôi xử lý có liên quan tới thủ phạm là công dân Việt Nam, năm 2016 là 56 phần trăm và năm 2017 là 44 phần trăm," phát ngôn viên Thanh tra Môi trường Radka Nastoupilová, nói.

 Miroslav Nožina nói đến ý nghĩa của hình sự kinh tế giảm, trong khi đó buôn bán ma túy vẫn là hoạt động tội phạm mức độ phổ biến nhất cả trên bình diện toàn cầu. Và các nhà sản xuất ma túy Việt Nam ở Séc đủ khả năng đáp ứng nhu cầu gia tăng. Tội phạm ma túy theo số liệu của cảnh sát, là hoạt động tội phạm phổ biến nhất mà người Việt ở Séc gây ra. "Bọn họ điều chế metamfetamin theo cách gọi là phương thức phốt- pho, mà trong một tuần mỗi mẻ có thể sản xuất được 50 tới 60 kg ma túy đá," Miroslav Nožina mô tả.

David Nguyen-  Aktuálně.cz
©Vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #2 Van Cuong: Lao động khổ sai

    16-09-2018 07:07

    Đóng cửa là đúng rồi, sang lao động thì luơng khoảng 15000kc chỉ đủ tiền ăn tiền thuê nhà và tiền điện thoại cộng với tiền tiêu vặt là hết, cuối cùng vì áp lực trả nợ tiền đi sang nên nhiều nguời phải chuyển nghề hoặc sang nuớc thứ ba làm đủ mọi việc kể cả những việc bất hợp pháp làm ảnh huởng đến nuớc sở tại, đại đa số những nguời sang có cuộc sống bấp bênh nên thà ở nhà cho xong còn đuợc gần bố mẹ anh em vợ con có ít ăn ít có nhiều ăn nhiều chứ mang tiếng đi sang nuớc ngoài lao động mà khổ quá khổ hơn ở nhà
  • #1 Ký danh: ĐẠI XỨ

    14-09-2018 16:33

    Tay Tuấn đại sứ mới như lìn. Nhiệm kỳ chẳng làm được gì cả. Tệ nạn lam thu của lãnh sự thì càng ngày càng phát trển. Ngoại giao thì nó đóng cửa CMN thị thực sang Séc. Bộ trưởng ngoại giao cũ thì vả một phát vêu mồm khi nói - Việt Nam là tổ chức tội phạm.
    Họ chỉ giỏi đánh golf và nhất là ô 19.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo