Biển Đông

Tiền của Trung Quốc và quân đội Mỹ nên chọn ai?

Cập nhật lúc 07-08-2017 10:23:37 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Các cam kết về kinh tế của Trung Quốc và các cam kết về an ninh của Mỹ khiến các nước như Úc, Hàn Quốc và Philippines cố gắng giữ cho cả hai thế giới quyền lực về phía họ.


Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong một hệ thống quốc tế mà Mỹ thống trị có những hàm ý ấn tượng cho toàn bộ khu vực Đông Á. Không giống như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, khi các quốc gia phải lựa chọn giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết, hầu hết các nước ở Đông Á ngày nay đều coi mình là góc thứ ba của mối quan hệ tam giác giữa họ, Mỹ và Trung Quốc. Các nước này cân bằng mối quan hệ này như thế nào sẽ ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của khu vực trong những năm tới.

Góc của Mỹ là sức mạnh quân sự, Mỹ vẫn là đồng minh chính của nhiều quốc gia trong khu vực. Một số liên minh, được thành lập vào những năm 1950, đã sống sót sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Vì vậy, trong khi Mỹ vẫn là một đối tác kinh tế quan trọng của khu vực, chức năng chính của Mỹ là bảo vệ các đồng minh khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Ngay cả Việt Nam, Myanmar và Indonesia, những nước không phải là đồng minh an ninh của Mỹ, coi mối quan hệ với Mỹ như một hàng rào chống lại Trung Quốc.

Góc Trung Quốc, hiện là đối tác thương mại chính của hầu hết các quốc gia trong khu vực; “Sáng kiến về Vành đai và con đường” nhằm tăng cường đòn bẩy kinh tế khu vực. Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế như là đòn bẩy cho các quốc gia trong khu vực, hy vọng các nước đưa ra các quyết định chính sách đối ngoại trùng hợp với lợi ích của Trung Quốc. Ba nước Úc, Hàn Quốc và Philippines đều là đồng minh chính thức của Mỹ, ba nước này cũng phụ thuộc vào thương mại và đầu tư của Trung Quốc.Tuy nhiên, ba nước phản ứng khác nhau với những áp lực bên ngoài.

Theo Hiệp ước An ninh Úc - New Zealand - Mỹ (ANZUS) năm 1951, quan hệ quân sự với Mỹ vẫn sôi động. Úc đã ủng hộ chính sách “xoay trục” của Barack Obama với Đông Á, đồng ý cử luân phiên 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ đến cảng Darwin. Các Thủ tướng từ Kevin Rudd đến Tony Abbott và Malcolm Turnbull đã chỉ trích hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Úc cũng đang xây dựng 9 tàu ngầm để tăng cường khả năng điều phối hoạt động hải quân với Mỹ. Ngoài ra, sự lệ thuộc của Úc vào nền kinh tế Trung Quốc cũng đáng kinh ngạc. Năm 2016, gần 33% xuất khẩu đã sang Trung Quốc, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trong khu vực. Việc mua nguyên liệu của Trung Quốc đã bảo vệ Úc khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Giới kinh doanh mạnh mẽ hỗ trợ Trung Quốc, trong khi sự thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trực tiếp ảnh hưởng đến các công ty trọng điểm của Úc và giá cổ phiếu của họ. Không có gì đáng ngạc nhiên, một số quan chức Úc đã tỏ thái độ ủng hộ Trung Quốc trái ngược với quan điểm của Mỹ. Tuy nhiên, Úc vẫn cam kết với Khối hiệp ước An ninh quân sự Úc - New Zealand - Mỹ (ANZUS).

Hiệp ước quốc phòng giữa Hàn Quốc với Mỹ bắt đầu từ năm 1953 và 30.000 quân Mỹ đang đóng quân tại đây để ngăn chặn một cuộc tấn công lớn của Triều Tiên. Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để trừng phạt Hàn Quốc vì cố gắng nâng cao an ninh của chính mình. Nhưng năm ngoái, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, chiếm 25,1% tổng xuất khẩu của Hàn quốc. Trung Quốc cung cấp nguồn khách du lịch quan trọng cho Hàn Quốc, trong khi sinh viên Hàn Quốc là cộng đồng sinh viên nước ngoài lớn nhất ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp Hàn Quốc vận chuyển hàng hóa giá rẻ được sản xuất ở Trung Quốc trở về nhà. Trung Quốc lo lắng Hiệp ước Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối giữa Hàn Quốc và Mỹ (THAAD) phá hoại an ninh của Trung Quốc, đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Moon, một nhân vật cánh tả muốn Trung Quốc ủng hộ cách tiếp cận điềm đạm với Triều Tiên của ông ta, đã ngừng việc triển khai THAAD. Nhưng việc sử dụng quyền lực kinh tế của Trung Quốc để trừng phạt Hàn Quốc vì cố gắng tăng cường an ninh của nước này có tác dụng ngược lại, ngày nay, nhiều người Hàn Quốc ghét Trung Quốc hơn là ghét Nhật Bản.

Các sự kiện ở Philippines là những điều mơ hồ nhất. Năm 2014, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Mỹ, Tổng thống Aquino đã thách thức yêu sách của Trung Quốc đối với phần lớn biển Đông đưa ra vụ kiện tại Toà án trọng tài thường trực Quốc tế. Mặc dù sự phụ thuộc của Philippines vào nền kinh tế Trung Quốc kém hơn hai nước Úc và Hàn Quốc - xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 10,8% trong tổng xuất khẩu, các cơ hội phát triển kinh tế sẽ gia tăng với việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền quyết định thách thức Bắc Kinh về các yêu sách của mình ở Biển Đông. Nhưng trong vài tháng, ông đã thông báo sẽ “cách xa” Mỹ và dựa vào Trung Quốc.

Ông đã gạt sang một bên phán quyết của Tòa án Trọng tài quốc tế phủ nhận tuyên bố chủ quyền về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, tìm kiếm sự đầu tư lớn của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng và quyền đánh bắt cá ở vùng biển ngoài khơi Scarborough/Hoàng Nham. Cách tiếp cận “thực tế và thiết thực” này đối với Trung Quốc mang lại lợi ích nhanh chóng, khi xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2017 thêm 34% trong khi xuất khẩu toàn cầu của Philippines chỉ tăng 14%.

Rõ ràng, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và cam kết an ninh của Mỹ là những yếu tố khi các quốc gia này cân bằng quan hệ với cả hai cường quốc.

Tuy nhiên, thay đổi lãnh đạo sẽ thay đổi vị quan điểm của các nước trong tam giác này. Chính phủ nào của Úc sẽ hình thành “lựa chọn Trung Quốc”. Tại Hàn Quốc, thay đổi giữa các nhà lãnh đạo cánh tả và cánh hữu, chiến lược đối với mối đe dọa từ Triều Tiên khác nhau, giải thích rõ nhất cách họ quản lý mối quan hệ với hai cường quốc thế giới. Cuối cùng, do Duterte không thích nước Mỹ và mong muốn tăng cường tăng trưởng kinh tế trong nước đã gây ra một sự chuyển hướng lớn trong tam giác Philippines - Mỹ - Trung Quốc.

Nguồn: Văn Cường (gt)/Nghiên Cứu Biển Đông

 

 

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo