Biển Đông

Trung Quốc và Mỹ sẽ xảy ra đối đầu lớn ở Biển Đông trong năm 2017?

Cập nhật lúc 31-12-2016 02:27:02 (GMT+1)
Hạm đội hai tàu sân bay Mỹ phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Đa Chiều

 

Trung Quốc sẽ dựa vào các phương thức như viện trợ kinh tế để lôi kéo các nước ASEAN, tiến thêm một bước nữa trong việc thực hiện tham vọng thâu tóm Biển Đông. Trong trường hợp xấu nhất, Trung Quốc và Mỹ có thể xảy ra xung đột quân sự ở Biển Đông.


Tờ The Christian Science Monitor Mỹ dự đoán, năm 2017, Trung Quốc và Mỹ "có thể xuất hiện đối đầu lớn", ngoài "tình hình xấu nhất là có thể xảy ra xung đột quân sự ở Biển Đông", Mỹ và Trung Quốc có thể rơi vào chiến tranh thương mại, Trung Quốc sẽ thông qua hủy bỏ đơn đặt hàng máy bay chở khách Boeing, chuyển sang mua hàng thay thế từ châu Âu để trả đũa ông Donald Trump đánh thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc.

Công ty Stratfor Mỹ dự đoán, Trung Quốc năm 2017 sẽ "rất bận rộn". Để nâng cao sức sống của nền kinh tế, "Trung Quốc sẽ chuyển nhiều loại hàng hóa vốn nhập khẩu sang tự chế tạo", điều này sẽ làm cho kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng mang tính dây chuyền.

Theo Công ty Stratfor, "Mỹ cũng sẽ trả giá cho cách làm thách thức chính sách ‘một Trung Quốc’ của Donald Trump". "Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc ưu tiên cho ổn định kinh tế hơn là tái tổ chức cải cách, gia tăng đầu tư do nhà nước đóng vai trò chủ đạo".

Dự đoán, Trung Quốc không chỉ sẽ mở rộng ảnh hưởng của họ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn tìm kiếm hợp tác chặt chẽ với Nga về năng lượng, quân sự và mạng.

 

Hạm đội hai tàu sân bay Mỹ phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Sina

Đài truyền hình vệ tinh Saudi Arabia cho rằng năm 2017 Mỹ sẽ "bảo thủ" hơn, ngành công nghiệp Mỹ sẽ xuất hiện "chủ nghĩa bảo hộ thương mại". Như vậy, việc đứng ra thúc đẩy toàn cầu hóa sẽ đặt lên vai Trung Quốc để bảo đảm tính liên tục của mở cửa thị trường.

Trong vấn đề Biển Đông, Công ty Stratfor Mỹ cho rằng năm 2017 Trung Quốc sẽ áp dụng "sách lược thận trọng và vững chắc hơn", từ bỏ một phần sách lược bành trướng cấp tiến, để dành "một phần không gian hợp tác".

Báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu Mitsui Nhật Bản (MGSSI) cho rằng: "Mặc dù Tân Tổng thống Mỹ thường xuyên phê phán Trung Quốc, nhưng những phát biểu về Biển Đông không nhiều, trong tương lai cảm giác về khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn không rõ ràng".

Theo báo cáo, về ngoại giao, đối với Trung Quốc, năm 2016 "là một năm thực sự cảm thấy vai trò ảnh hưởng của mình tăng mạnh", vấn đề ưu tiên nhất của ngoại giao Trung Quốc năm 2017 là xây dựng quan hệ với ông Donald Trump, trong khi đó, tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi, Trung Quốc sẽ dựa vào các phương thức như viện trợ kinh tế để kéo gần các nước ASEAN, "thực sự biến vùng biển này thành ao nhà của họ".

 

Hạm đội hai tàu sân bay Mỹ phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Sina

Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu Mitsui còn dự đoán, năm 2017 Trung Quốc sẽ kiên trì ngoại giao "gió bấc" đối với Hàn Quốc, đồng thời thường xuyên "thổi gió lạnh" trong quan hệ hai bờ. Năm 2017 là tròn 45 năm bình thường hóa quan hệ Nhật - Trung, nhưng quan hệ Nhật - Trung hoàn toàn không lạc quan. 

Mặc dù số lần hội đàm cấp cao Trung-Nhật đang tăng lên, nhưng khả năng kéo gần khoảng cách một cách nhanh chóng là rất thấp, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ "tiếp tục tiến hành một cuộc chiến tâm lý" với nhau.

Nguồn: Phong Vân/ viettimes.net.vn

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo