'Việt Nam sẵn sàng xem xét mời Trung Quốc thăm dò dầu khí trên biển Đông'!
![]() |
Hôm 16/7, ngay trong ngày Trung Quốc thông báo di dời giàn khoan 981 ra khỏi Biển Đông, đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc là ông Lê Hoài Trung lập tức đưa ra tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng xem xét những khả năng hợp tác với Trung Quốc trong hoạt động thăm dò dầu mỏ trên Biển Đông”.
Người hiện đang là trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc được Đài Tiếng Nói Nước Nga dẫn lời nói thêm rằng: đối với quần đảo Hoàng Sa, Hà Nội "sẵn sàng xem xét những khả năng khác nhau"; Việt Nam sẵn sàng mời Trung Quốc - cũng như bất kỳ đối tác quốc tế - tham gia các hoạt động thăm dò dầu khí.
Không biết ông Lê Hoài Trung nói như vậy nhằm mục đích gì? Nhưng trong hoàn cảnh Trung Quốc vừa mới rút giàn khoan và bắt bớ ngư dân Việt Na thì đây được coi như một sự 'đáp lễ' đối với hành động rút giàn khoan của Trung Quốc, đồng thời đây cũng là một cái tát chóang váng đối với những người thực tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.
Rõ ràng, lời 'hiệu triệu' của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với thông điệp ''không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông'' chỉ là một cuộc lên đồng tập thể. Cuộc chiến phe phái đã dần lộ rõ qua lá bài giàn khoan 981 cùng thế trận thâu tóm tầm ảnh hưởng.
Sự khiếp nhược dẫn đến u mê.
Đối với Trung Cộng, kim chỉ nam cho mọi thủ đoạn bành trướng của chúng luôn là: Khu vực nào Trung Quốc cướp được phải thuộc về Trung Quốc, khu vực chưa cướp được thì Việt - Trung cùng nhau 'hợp tác'.
Một bài học không xa: Sau khi Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp ước biên giới trên đất liền được ký kết, phần lãnh thổ diện tích 720 km2 và phần lãnh hải diện tích 11 ngàn km2 của Việt Nam đã hoàn toàn mất vào tay Trung Quốc.
Những địa danh lịch sử như Ải Nam Quan bị nhượng cho Tàu, thác Bản Giốc bị chia đôi...
Với cương vị là đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, tuyên bố như trên ông Lê Hoài Trung được coi là quan điểm chính thức của chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam.
Phải chăng vì không có khả năng giữ Biển Đông, nên Việt Nam bắt đầu hợp tác với kẻ thù. Nhưng với Trung Quốc thì họ không xem đó là hợp tác, mà là họ khai thác trên vùng biển của họ. Với tình trạng này tiếp diễn, việc mất chủ quyền chỉ là vấn đề thời gian.
Nguồn: DLB, Bizlive