Góc nhìn

Bệnh dịch Coronavirus bùng phát đập tan “giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình

Cập nhật lúc 09-02-2020 12:52:53 (GMT+1)
Ngày 19/03/2018, ông Tập đã tham gia Đại hội Nhân dân toàn quốc lần thứ 13 tại Bắc Kinh. (Nguồn hình ảnh: FRED DUFOUR/AFP via

 

Ngô Thần (trích từ băng ghi âm) kể rằng các bác sĩ chẩn đoán “chắc chắn 99%” mẹ cô nhiễm Coronavirus, nhưng không hề tiến hành bất cứ xét nghiệm nào để xác minh điều đó. Người mẹ 64 tuổi của Ngô Thần khi đó sốt cao và hàm lượng oxy trong máu cực thấp, nhưng bà không có giường để nằm. Ngô Thần đã đến kiểm tra các bệnh viện khác, nhưng người bệnh cũng đầy chật khắp. Ngày 25 tháng 1, một cụ già ngã nhào trên nền gạch của phòng cấp cứu, nằm thở hổn hển, ý thức mơ hồ. Ngô Thần nói: “Chúng tôi không muốn nhìn thấy mẹ mình nằm trên đất mà chết, vậy nên ngày hôm sau chúng tôi liền rời khỏi bệnh viện đưa bà về nhà”.


Bởi vì không muốn do bất đồng quan điểm mà bị bỏ tù, vì vậy cô mong muốn tờ Tạp Chí Thời Đại dùng hoá danh để đăng bài về cô. Chủng Coronavirus mới hay còn được gọi là 2019-nCoV đã uy hiếp kế hoạch hồi sinh quốc gia của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hết thảy bộ quy tắc hà khắc mà ĐCSTQ thiết lập từ trên xuống dưới hiện đang bị bệnh dịch uy hiếp, gồm cả sự nghi ngờ đang dần gia tăng của dân chúng đối với chính quyền đương nhiệm.
Một đoạn thời gian cho đến nay, Trung Quốc vẫn luôn không thừa nhận tính nghiêm trọng của bệnh dịch, hiện tại đã có hàng chục thành phố bị cách ly.

Mức độ minh bạch của chính phủ đối với sự an toàn về sức khoẻ của dân chúng là vô cùng quan trọng. Nhưng tại Trung Quốc, các bác sĩ khi thông báo tình hình của dịch bệnh lại bị cảnh sát bắt giữ vì tội “lan truyền tin đồn”. Hơn thế, các quan chức chính phủ còn tranh giành nguồn cung với ngành y tế tuyến đầu. Đồng thời, những "bàn tay đen" bắt đầu lợi dụng những quan chức đã bị mua chuộc để tuyên truyền đối phó với sự khủng hoảng của dịch bệnh.

Mùa thu năm 2017, Tập Cận Bình tại hội trường của Đại hội Nhân dân Bắc Kinh đã tuyên bố chính quyền chuyên chế một đảng phiên bản Trung Quốc “cần bảo trì được nền độc lập đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển quốc gia". Từ lần diễn giảng đó về sau, sự kiêu ngạo của Trung Quốc mỗi ngày một tăng. Nhưng nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể sẽ làm lung lay chế độ chuyên chế của chính quyền Trung Quốc. Ngày 3 tháng 2, Tập Cận Bình phát biểu: “Sự kiện này là sự khảo nghiệm mang tính trọng đại đối với năng lực quản lý và chế độ của Trung Quốc".

Nhà phân tích Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, ông Jude Blanchette cho hay: “Từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, các cuộc khủng hoảng liên tục tiếp diễn, và dường như ông ta không thể giải quyết được một cách hiệu quả". Trong đó bao gồm cả các cuộc vận động dân chủ ở Hồng Kông, chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, và cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện đang lan rộng.

Năm 2019, Trung Quốc đã vượt qua Liên Xô cũ trở thành quốc gia có chế độ cộng sản lâu dài nhất. ĐCSTQ có thể tồn tại được trong 70 năm phần lớn do mấy chục năm gần đây Trung Quốc không tập trung xây dựng kế hoạch và mục tiêu cụ thể từ trên xuống dưới, mà là sử dụng thủ đoạn kinh tế thị trường, đem một lượng lớn quyền lực đến các thành phố và tỉnh thành. Cổ động chính quyền địa phương bạo dạn ra các quyết định từ đó kích thích nền kinh tế đương địa, ví như trợ cấp lượng lớn cho khâu sản xuất.

Kết quả, nền kinh tế Trung Quốc phát triển vượt trội trong một đoạn thời gian, nhưng đồng thời cũng sinh ra những người có thế lực trong các địa phương và sự tham nhũng hủ bại tràn lan. Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông ta cho rằng chỉ có hồi sinh ý thức hệ tư tưởng của Đảng cộng sản, thêm lên đó là đấu tranh chống tham nhũng mới có thể khiến Trung Quốc không đi vào con đường sụp đổ của Liên Xô cũ.

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm chính quyền không lâu, ông ta tuyên bố thực hiện phục hưng “giấc mộng Trung hoa" vĩ đại của dân tộc, sau đó Trung Quốc sẽ trở thành “vũ đài trung tâm của thế giới". Tập Cận Bình không tiếp nhận phương thức cải cách thị trường của các quốc gia phương tây, ngược lại kiểm soát nền kinh tế dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Ngày nay, những phần tử sùng bái ĐCSTQ đã len lỏi vào khắp xã hội Trung Quốc. Giám đốc Cục điện ảnh quốc gia Trung Quốc đã hạ lệnh “phải có một ranh giới ý thức hệ rõ ràng, không được thách thức hệ thống chính trị". Các nhà báo đưa tin về Trung Quốc phải tuân thủ các “giá trị báo chí của Marxist”. Nghệ thuật gia chỉ được sáng tác các tác phẩm “Vì nhân dân phục vụ và vì nhân dân phục vụ". Mao Trạch Đông có cuốn “Sách đỏ" thì Tập Cận Bình có ứng dụng “Học tập cường quốc", theo đó 90 triệu đảng viên của ĐCSTQ được yêu cầu phải tải về và sử dụng nó.

Bốn mươi năm sau khi bình thường hóa quan hệ Bắc Kinh - Washington, những năm gần đây sự khác biệt giữa hai nước đã càng ngày càng rộng, hơn nữa tốc độ lại cực kỳ nhanh chóng. Trong kỳ đương nhiệm của Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã thông qua thuế quan và hạn chế đầu tư trừng phạt khiến chuỗi cung ứng của Trung Quốc bị phân tách. Cho rằng thị trường Tung quốc hiện đã trưởng thành, bão hoà và khó có thể phát triển, những nhà đầu tư Tây phương cảm thấy bất an về các rào cản ý thức hệ. Washington đã cấm vận nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới Huawei và kêu gọi các quốc gia đồng minh cũng cùng thực hiện.

Sự việc Mỹ Trung tách khỏi nhau không phải bắt nguồn từ tổng thống Trump, mà do chính Tập Cận Bình chế định. Mỗi chính sách kinh tế mang tính biểu tượng của Tập Cận Bình đều tìm cách giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Hoa Kỳ. Chính quyền Trung Quốc đã đầu tư 1 nghìn tỷ đô la Mỹ vào sáng kiến “Vành đai và Con đường" để thiết lập mối liên hệ giữa Trung Quốc với các nước Á- Âu và Châu Phi, “Made in China 2025" nhằm mục đích đẩy Trung Quốc đi đầu trong các ngành công nghiệp chiến lược hiện đang bị thống trị bởi Thung lũng Silicon, như chất bán dẫn, hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo và robot. Chính phủ Trung Quốc thậm chí đã ra lệnh cho tất cả các cơ quan nhà nước tháo dỡ các thiết bị máy tính do nước ngoài sản xuất trong vòng ba năm.

Mối quan hệ của Trung Quốc và Nga ngày càng mật thiết. Sáng kiến “Vành đai và Con đường" đang hút các quốc gia ở Châu Á, Châu Phi, Châu u và Trung Đông vào vòng xoáy quỹ đạo của Bắc Kinh (mặc dù thường xuyên xuất hiện dư nợ). Hoa Kỳ đã từng yêu cầu 61 quốc gia tránh xa Huawei, nhưng chỉ có ba quốc gia (Nhật, Úc, New Zealand) phối hợp với Hoa Kỳ. Một thập kỷ sau sẽ là sự ảnh hưởng từ sự tranh đoạt của hai tập đoàn lớn Mỹ Trung. Nhưng từ hiện tại mà xét, quy mô bùng phát của bệnh dịch đang lan rộng, thì đây lại là một cơ hội. Khi được hỏi liệu thuế nhập khẩu đối với Trung Quốc có nên được dỡ bỏ trong cuộc khủng hoảng này hay không, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro đã trả lời là không.

Nhược điểm của hệ thống kiểm soát từ trên xuống dưới của Tập Cận Bình chính là, chỉ đến khi nhận được sự chấp thuận của cấp trên thì cấp dưới mới có quyền hành động, sau đó mỗi người đều phải làm hết tốc lực để thoả mãn yêu cầu của các cấp lãnh đạo. Sự bùng phát dịch bệnh lần này ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc càng thể hiện rõ ràng, chỉ sau khi Tập Cận Bình hiểu ra được nguy cơ của nó, các quan chức địa phương mới “phản ứng từ hành vi bao lấp che đậy” chuyển thành “phản ứng hết tốc lực thái quá".

Tại tỉnh Hồ Bắc, người dân Vũ Hán bị bài xích. Nhưng tại các tỉnh khác của Trung Quốc, chính người Hồ Bắc lại bị bài xích. Sự sợ hãi và oán giận đang bao trùm khắp Trung Quốc. Các video lưu truyền trên mạng xã hội đã cho chúng ta thấy rõ những người trong tỉnh thành của họ đều ra sức bảo vệ nơi mình sinh sống. Xuất hiện một video có nội dung một người đàn ông mặc áo khoác đen và đội mũ rộng vành có đeo một khẩu súng lục đứng trước cây cầu để bảo vệ an ninh không cho người ở nơi khác xâm nhập. Mọi nơi đều có thể thấy các tấm biểu ngữ viết: “Người bên ngoài không được phép vào".

Việc khôi phục hệ tư tưởng Đảng cộng sản Trung Quốc đằng sau "Giấc mơ Trung Hoa" của Tập Cận Bình có thể khiến hệ thống chính trị của nó trở nên quyết đoán hơn, nhưng cũng dễ bị sai sót hơn. Dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, các quan chức địa phương đã không dám làm gì cho đến khi các cấp cao ra tín hiệu minh xác mới hành động. Cơ cấu bộ máy quan liêu của Trung Quốc không đánh giá các vấn đề từ góc độ quản trị thuần túy, nhưng lại buộc phải đạt được sự cân bằng giữa chủ nghĩa quan liêu kỹ thuật và các mối quan tâm chính trị.

Sự khủng hoảng của dịch bệnh lần này đã cho thấy rõ, việc tập trung quyền lực chính trị dưới thời Tập Cận Bình lãnh đạo đã khiến xã hội Trung Quốc trở nên suy yếu. Vấn đề hiện tại là ĐCSTQ phải gánh chịu những gì trước khi nó giải thể?

Mẹ của Ngô Thần sau khi chết đã được hoả táng ngay trong đêm. Một chiếc xe tải đã đến vào lúc 9 giờ tối chở mẹ cô chật cứng cùng những thi thể khác. Giấy chứng tử của bà không hề ghi do nhiễm chủng Coronavirus mới, mà chỉ viết đơn giản là “viêm phổi do virus". Ngô Thần được thông báo rằng tro cốt của mẹ cô chỉ được mang đi sau khi cuộc khủng hoảng về bệnh dịch lắng xuống. Ngô Thần cho hay: “Họ nói hiện tại đã có hơn 300 người chết, nhưng tôi cho rằng số người chết còn nhiều hơn nữa". Sự thật đã chứng minh rằng, sự “bất tín nhiệm" đối với chính phủ cũng giống như virus đang ngày càng lan rộng.

Anh Kỳ (biên dịch)
Tác giả: Lộ Khắc
Theo: Secretchina
Nguồn: ntdvn.com

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo