vietinfo di động
Thư mục
Góc nhìn

Mối quan hệ "Bằng mặt không bằng lòng" Giữa Trường Trinh - Lê duẩn và Hồ Chí Minh (phần 8)

Cập nhật lúc 18-03-2017 19:33:00 (GMT+1)
Ảnh: Internet

Việc ông Hồ Chí Minh thay “êkip Trường Chinh-Võ Nguyên Giáp” đang đạt phong độ đỉnh cao trong kháng chiến chống Pháp bằng “êkip Lê Duẩn-Lê Đức Thọ-Nguyễn Chí Thanh” trong hiệp đấu với quân lực Hoa Kỳ là “ngõ tối” chưa có lời giải giới lịch sử quân sự…

>Mối quan hệ "Bằng mặt không bằng lòng" Giữa Trường Trinh - Lê duẩn và Hồ Chí Minh (phần 7)

Theo người viết bài này, đây là một sự lập trình của ông Hồ Chí Minh nhằm mục đích đưa ông cháu “ đích tôn” dòng họ Hồ là Nguyễn Chí Thanh vào những vị trí then chốt trong ván cờ thế sự tương lai của đất nước. Ông Hồ Chí Minh hy vọng mở ra một triều đại, kỷ nguyên mới của một nước Việt Nam thống nhất do họ Hồ khởi dựng…

Khi ông Hồ Chí Minh đi gặp các ông Carl Marx, Lê Nin thì Nguyễn Chí Thanh sẽ là người kế vị nắm vai trò chủ chốt của chính thể mới.Đây là tham vọng của một người có đầu óc vương bá, mở mang triều đại để được ghi danh vào sử sách, mở ra một triều đại mới. Chỉ có thể lý giải điều này theo cách đó…

Ông Hồ Chí Minh là người thông tỏ dịch số, ông biết rằng nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất và Mỹ nhất định phải thua; cho dù Việt nam có phải hy sinh cả Hà Nội và Hải Phòng 2 thành phố lớn nhất miền bắc và đốt cháy cả Trường Sơn.

Người tham mưu cho ông Hồ Chí Minh để rút Lê  Duẩn từ Nam Bộ ra để đóng vai trò người đứng đầu Đảng chắc chắn là Lê Đức Thọ, người đã phò tá cho Lê Duẩn từ năm 1947-1954 nên hiểu được khả năng của Lê Duẩn. Khi Lê Duẩn được trọng dụng thì tất yếu Lê Đức Thọ sẽ trở thành yếu nhân sau Lê Duẩn…

Chắc chắn Lê Đức Thọ một kẻ gian hùng biết rõ chỉ có Lê Duẩn “cầm cờ” thì quyền bính mới vào tay Lê Đức Thọ; Còn nếu Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp làm TBT thì Lê Đức Thọ sẽ không còn chỗ dung thân trong bộ máy lãnh đạo cao cấp…

Khi “ekip Lê Duẩn-Lê Đức Thọ-Nguyễn Chí Thanh” vào sân chơi chính thì tất yếu Trường Chinh-Võ Nguyên Giáp đành phải khoác áo cầu thủ dự phòng.

Nguyễn Chí Thanh được phái vào chiến trường Nam Bộ sớm để chuẩn bị thúc đẩy cuộc chiến thống nhất đất nước. Do Nguyễn Chí Thanh xuất thân là cán bộ phong trào, ông chưa một lần làm tư lệnh một trận đánh lớn, một mặt trận lớn nên dễ hiểu, cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1968 mà ông là tác giả đã cơ bản thất bại về mặt quân sự. Những kết quả thu được sau đợt tiến công này là Việt Cộng bị đẩy ra xa, có nhiều đơn vị phải chạy sang Lào Campuchia để sơ tán; nhiều bộ đội tinh nhuệ đã hy sinh…

Với lập trình tiến công của lực lượng chủ lực đặc công kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng đã không diễn ra như kịch bản vạch sẵn…Lực lượng chủ lực chỉ gây choáng cho quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa trong những giờ đầu, ngày đầu; Sau đó họ đã làm chủ thế trận vì quân Việt Cộng không có sự tiếp sức của quân chúng nổi dậy, quân lương không tiếp tế được nên đã bị đánh thua.

Cuộc tiến công liều chết mùa xuân 1968 cuối cùng chỉ đạt được mục đích chính trị: làm cho dư luận của số đông dân chúng Hoa Kỳ bừng tỉnh…Lâu nay dân chúng Hoa Kỳ vẫn bị tuyên truyền là quân đội Hoa Kỳ và quân đội Việt Nam cộng hòa vẫn áp đảo Việt cộng. Sau cuộc tiến công Xuân 1968 cho thấy Việt Cộng đã tấn công vào tận những cơ quan đầu não của Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa. Qua cuộc tiến công này nhân dân và chính giới Hoa Kỳ nhận ra rằng: không thể dùng lực lượng quân sự để đè bẹp, đánh bại Việt Cộng.

Người Mỹ là người thực dụng, khi họ thấy một phương án kinh doanh không đạt hiệu quả mong muốn thì tìm phương án khác, xóa đi làm lại. Sau cuộc tổng tiến công này, phương án đàm phán, rút quân Mỹ ra vì có ở lại cũng không thể thắng Việt Cộng đó có thể coi là thắng lợi về chính trị của “phương án tác chiến Nguyễn Chí Thanh-Lê Duẩn” mùa xuân 1968…

Đây là phương án sau này nhiều tài liệu đã bạch hóa: Tướng Võ Nguyên Giáp và ông Hồ Chí Minh không tin tưởng vào phương án này…Thất bại của chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 cùng với cái chết bất thần của Tướng Nguyễn Chí Thanh vào năm 1967 đã đẩy Hồ Chí Minh vào sự suy sụp toàn thân dẫn tới cái chết 1969.

Ông Hồ Chí Minh là người thông thạo vận số, ông đã viết di chúc từ năm 1965 theo nhiều tài liệu sau này công bố. Có điều nguyên nhân trực tiếp của cái chết Tướng Nguyễn Chí Thanh người cháu mà ông đang có ý gửi gắm, cho kế thừa “ ngôi báu” đã không thành đã làm ông sốc nặng cùng với thất bại của cuộc tấn công Xuân 1968…

Có nguồn tin nói rằng: ông Lê Duẩn đa giơ đầu ra cam kết với ông Hồ để ông phát động cuộc tiến công Xuân 1968, nếu thất bại ông từ chức Bí thư thứ nhất, nếu thắng đề nghị cho Tướng Giáp nghỉ chức BT Bộ Quốc phòng…

Giai đoạn 1968-1969 báo Văn nghệ còn đăng một mẩu chuyện của nhà báo Triều Dương ghi lại lởi kể của ông Vũ Kỳ, bài báo về một chuyến bay chở ông Hồ Chí Minh đi chữa bệnh ở Bắc Kinh về suýt gặp tai nạn vì hoa tiêu báo nhầm tọa độ hạ cánh. May mà phi công nhớ, thuộc tọa độ nên máy bay an toàn…

Về cái chết bất thường của Tướng Nguyễn Chí Thanh có một số thông tin trên mạng nói rằng ông bị đầu độc sau khi gặp ông Hồ Chí Minh. Đây là một thông tin ít có cơ sở vì Nguyễn Chí Thanh và Lê Duẩn-Lê Đức Thọ cùng ekip. Cả Hồ Chí Minh và 2 vị kia cũng đang rất cấn Nguyễn Chí Thanh…

Giai đoạn đầu những năm 80, người viết bài này có một ông bạn cùng cơ quan, ông này nguyên là Vụ phó một Vụ quan trọng của Ban Tổ chức TW. Ông thất sủng vì một khuyết điểm sinh hoạt, bị tù sau khi hết hạn tù về Fafilm làm biên tập vì ông biết ngoại ngữ. Theo ông này thì Nguyễn Chí Thanh chết vì bị B52 của Mỹ ném ở Quảng Bình trên đường quay trở lại miền nam.

Theo ông bạn cũng làm việc tại Fafilm thì ông là người được tham gia Ban Tang lễ và tổ chức việc đưa tin ông Nguyễn Chí Thanh bị nhồi máu cơ tim. Tại đám tang Tướng Nguyễn Chí Thanh, theo ông này cho biết thì đích thân Cụ Hồ đến dự đám tang và phải chống gậy, đi đứng không vững…

Cái chết của Tướng Nguyễn Chí Thanh có 2 lý giải từ những năm 80 đó là do ông đụng chạm gì đó vào mộ tổ của gia đình họ Ngô ở Quảng Binh, nghe nói là một ngôi mộ kết phát vương quyền…Do sự can thiệp gì đó mà dẫn đến cả gia đình họ Ngô bị thảm họa…

Có thời Tướng Nguyễn Chí Thanh được chuyển sang phụ trách nông nghiệp, phong  trào Ba Nhất trong quân đội, “ Gió Đại Phong” phong trào nông nghiệp xuất sắc tại hợp tác xã ở Quảng Bình, đào mương làm thủy lợi, làm thay đổi bộ mặt ruộng đồng do Nguyễn Chí Thanh đôn đốc…

Thời gian về Kim Liên tôi và Trần Minh Siêu đã lên núi Cánh Diều ở xã Thái Lão huyện Hưng Nguyên, cách Kim Liên 7 km để tìm di tích mộ tổ Nguyễn Huệ. Ngôi mộ tổ Nguyễn Huệ chôn ở trên núi này và đi tìm vết tích của 8 cái giếng tương truyền do Gia Long cho đào để triệt phá long mạch của dòng tộc Nguyễn Huệ.

Nguyễn Huệ là người xuất thân dòng họ Hồ ở Nghệ An vào Bình Định đổi ra họ Nguyễn, cùng một dòng họ Hồ với ông Hồ Chí Minh. Trước 200 năm một ông đổi từ họ Hồ sang họ Nguyễn và sau 200 năm một ông từ họ Nguyễn chuyển lại họ Hồ…Tổ tiên Nguyễn Huệ đã lấy tên 3 ngọn núi ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh đặt tên cho con: Đại Huệ, Nhạc Sơn, Lữ Sơn…Ngôi mộ bà Hoàng Thị Loan đặt trên Rú Dầu, một ngọn của dãy núi Đại Huệ…

Khi còn sống, Nguyễn Huệ đã có ý dời kinh đô từ Phú Xuân ra Vinh nên đã xây xong thành ở đây; Thành phố Vinh có tên Phượng Hoàng Trung Đô từ khi Nguyễn Huệ có ý địn dời đô về Vinh.

Các nhà phong thủy cũng đã nhìn thấy vị trí địa linh của thành phố Vinh nằm lọt giữa 2 giải núi tương truyền đều là đất phát vương quyền đó là núi Dũng Quyết và Đại Huệ.

Theo học giả Nguyễn Đổng Chi, bố GS Nguyễn Huệ Chi thì Cao Biền đã cho yểm huyệt đế vương trên núi Dũng Quyết. Còn huyệt kết phát vương quyền ở Nam Đàn thì cho qua vì Cao Biền nhìn thấy chỉ kết phát một đời…

Về cái chết bất thường của Tướng Nguyễn Chí Thanh còn liên quan tới một nhân vật một thời lừng lẫy ở tuyến lửa, đó là Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan. Những khẩu hiệu có sức kêu gọi, tập hợp ghê gớm thời Nguyễn Tư Thoan làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình được lan truyền cả nước. Nào là: Xe chưa qua nhà không tiếc; Nào là: Tiếng hát át tiếng bom; Nào là:Dễ trăm lần không dân cũng chịu; Khó vạn lần dân liệu cũng xong…

Những lời hiệu triệu có sức động viên không kém hơn Hịch của Trần Quốc Tuấn, Lý Thướng Kiệt…

Đây cũng là giai đoạn ra đời bản tráng ca nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Vân: Quảng Bình quê ta ơi…

Một con người nổi tiếng thét ra lửa như Nguyễn Tư Thoan để rồi sau đó lặng lẽ bị rút ra làm một chuyên viên quèn ở Bộ Nông nghiệp, Nguyễn Tư Thoan mất năm 1976 và không để lại một chút tăm hơi nào ?

Ngay từ thời chiến tranh đã có tin đồn ông này là gián điệp 2 mang do CIA cài cắm. Liệu ông có liên quan gì tới việc Tướng Nguyễn Chí Thanh bị B 52 ở Quảng Bình năm 1967 không ? Hiện vẫn cón là ẩn số lịch sử ???

 ( Còn nữa…)


 Nguồn: Blog Phạm Viết Đào

Lựa chọn vietinfo di động

VietInfo Group

Liên hệ gửi bài: BBT@vietinfo.eu
Liên hệ quảng cáo: quangcao@vietinfo.eu ,
Tel.:+420 777 007 989 (chỉ liên hệ quảng cáo)

Vietinfo.eu được phát hành theo giấy phép và luật thông tin của EU.

Copyright © 2008 - 2024 VietInfo Group

Chọn hiển thị:

Chọn khổ chữ: