Góc nhìn

Một góc nhìn khác về vụ TXT: Thượng tôn pháp luật

Cập nhật lúc 31-08-2017 15:48:01 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Câu chuyện Trịnh Xuân Thanh về nước “đầu thú” hay bị “bắt cóc” ngay tại thủ đô Béc Lanh của nước Đức giữa thanh thiên bạch nhật tại một công viên vẫn còn là đề tài tranh luận nóng trên diễn đàn mạng xã hội. Hành trình đào tẩu và quay về tự thú của hắn ly kỳ như một bộ phim trinh thám, đó là tiêu đề một bài báo trên website taz.de của nước Đức mà tôi mới đọc lướt qua trên mạng. 


Trên mạng xã hội chưa bao giờ lại có rất nhiều người đến vậy quan tâm đến việc tôn trọng luật pháp, nhất là luật pháp của các nước ngoài và luật pháp quốc tế. Phải nói rằng, đây là hiện tượng quá tốt nếu ai cũng có tư tưởng phải luôn tôn trọng luật pháp, am hiểu luật lệ và nghiêm chỉnh chấp hành. Hy vọng với xu hướng này, ở Việt Nam dân tình sẽ sống có văn hóa hơn theo thời gian chứ không loạn xì ngầu như bây giờ. Chỉ sợ một điều là các “anh hùng bàm phím” bàn luận rôm rả, nhưng thực tế lại luôn tìm mọi cách để tránh né luật pháp, từ Luật giao thông đến luật lệ cư xử hàng ngày với nhau, chỉ nói cho người khác làm, còn mình thì không.

Trong số nhiều người không tỏ ra vui mừng khi “tóm” được TXT mà lại rất bức xúc có vài người bạn tâm giao của tôi. Tôi đã đọc nhiều bình luận về mọi mặt trong thời cuộc hiện tại và khâm phục trí tuệ của họ. Tuy nhiên, cũng như nhiều người dân Việt khác, họ đã để trái tim và tình cảm của mình lấn át lý trí trước sự kiện chưa từng có này. Buồn, đang đi cùng chiều với nhau đều đặn, bỗng dưng bị trượt “đường ray”.Âu cũng là chuyện bình thường, mỗi người đều có cái đầu biết suy nghĩ và tư duy riêng biệt của mình về cách hiểu đúng trước một vấn đề nhạy cảm và phức tạp.

Nhớ lại ngày 28/9/2016, trả lời báo chí tại cuộc họp báo trong Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức, ông phó sứ trả lời các nhà báo là hiện tại giới chức Đức chưa có thông tin về việc TXT đang lẩn trốn ở Đức. Vì không có việc TXT đang ở Đức nên không thể bàn bạc gì đến việc dẫn độ Thanh về Việt Nam. Đại diện ngành ngoại giao Đức ở Việt Nam đã “thật thà, trung thực” thông tin như vậy đó.

Tuy nhiên qua nhà báo Trung Khoa, TBT trang mạng Thoi bao.De và từ các nguồn tin khác, khẳng định chắc chắn rằng ngay khi đến Đức, TXT đã đăng ký xin ty nạn ngay để được chính phủ Đức bảo trợ. Dĩ nhiên gần một năm qua, chính phủ Đức chưa bao giờ công khai rằng TXT đang cư trú bất hợp pháp ở Đức, mặc kệ cho Việt Nam cứ phải trình lên Interpol để truy nã tội phạm toàn cầu. TXT vẫn nhởn nhơ ngay giữa thành phố Béc Lanh tráng lệ, còn dân mạng thì mải mê đồn đoán truy tìm TXT đang lẩn trốn nơi nao. Dân Việt từ trong đến ngoài nước bị một quả lừa ngon lành vào ngày “cá tháng tư” năm nay khi tin tóm được TXT ở Ba Lan lan truyền trên mạng cùng một số báo lá cải trong và ngoài nước. Thực ra thì giới chức Việt Nam và giới chức Đức đều biết tỏng TXT đang ở chỗ nào, căn hộ nào. Cũng như tình báo Đức thừa biết tội của TXT to ngần nào.

Điều đơn giản nhất mà người bình thường cũng biết là với đồng lương vài trăm triệu đồng/năm, sao Thanh lại sống như đế vương, đi xe xịn gần 5,5 tỷ, chưa kể các biệt thự thì lấy đâu ra nếu không phải là tham nhũng. Tiền đâu mà Thanh sống và ăn chơi gần năm trời ở nước Đức vơi thời giá đắt đỏ hơn ở Việt Nam v. v. và v.v...

Giới chức Đức biết thừa Thanh là thằng ăn cắp, một tội trạng mà người Đức rất ghét, vậy tại sao nước Đức lại mở rộng lòng bao che và bảo trợ cho hắn. Có người bảo vì Thanh nắm được nhiều thông tin nhạy cảm của lãnh đạo cao cấp Việt Nam hay là Thanh chưa ra Tòa nên chưa có tội. Nước Đức hữu hảo với Việt Nam, họ cần quái gì ba cái chuyện nội bộ lăng nhăng của Việt Nam.

Họ là nước văn minh ở châu Âu, tôn trong luật pháp quốc tế chứ không như Mỹ, chuyện can thiệp vào nội bộ các nước ngoài. Vậy mà gần một năm trời, chính phủ Việt Nam đã bằng mọi cách hợp pháp đàm phán với giới chức Đức để cho dẫn độ hắn về Việt Nam từ cấp thấp đến cấp cao nhưng không đạt tý kết quả nào. Ai cũng thừa hiểu, tình báo Đức lại càng hiểu hơn, Thanh không là gì với Đức nhưng hắn lại vô cùng quan trọng với Việt Nam. Hắn là đầu mối để truy tìm ra cả một mạng lưới tham nhũng bự ở Việt Nam.

Có người cho rằng do ông Tổng Trọng tư thù với hắn vì hắn chửi ông ấy trên mạng. Nghĩ như vậy thật quá ngây thơ, đúng là bản tính của người Việt Nam ta vốn hay thù vặt nên trong đầu luôn nghĩ ai cũng như mình. Điều gì ở TXT mà Đức lại cố tình không giao trả hắn cho Việt Nam, cho dù ông Thủ tướng N X Phúc đã phải cầu cạnh bà Thủ tướng Merkel. Lý do tôi vẫn cho rằng thế lực tham nhũng ở Việt Nam mạnh lắm, có thể chúng dùng tiền, dùng mọi thủ đoạn để vận động giới chức Đức có liên quan để ngăn chặn việc dẫn độ. Theo thông tin do nhà báo Trung Khoa và luật sư của TXT thì có thể hắn được chấp nhận tỵ nạn ngay trong những ngày cuối tháng 7. Nếu vậy thì còn hy vọng gì mà chờ đợi, giải pháp cuối cùng đã được đưa ra và kết quả đã thành công tuy chưa thật trọn vẹn, còn để xảy ra scandal ngoại giao.

Nếu như giới chức Việt Nam có tầm nhìn, nhà báo Ô Sin Huy Đức có tầm nhìn thì đã không vội hé lộ ra tin TXT đã về. Cứ giam hắn vài tháng, lấy lời khai và lặng lẽ điều tra theo lời khai của hắn, sau đó chuẩn bị ra Tòa với đầy đủ tội trạng mới tuyên bố TXT về đầu thú. Khổ nỗi tin TXT về nước bị lộ tẩy, báo chí săm soi nên buộc lòng Bộ CA phải tuyên bố Thanh ra tự thú. Ông Tô Lâm dĩ nhiên phải trả lời trước đó 1 ngày trước áp lực của giới báo chí là chưa có thông tin gì.

Bộ Công an phải nói là Thanh tự đầu thú chứ chẳng nhẽ xổ toẹt ra là bắt Thanh ở ngay giữa thủ đô Béc Lanh để tự mình nhận tội khi mà phía Đức chưa có bằng chứng gì về chuyện này. Câu trả lời của ông Tô Lâm và tuyên bố của Bộ Công an phải như vậy mới có đường lùi và còn để giữ thể diện cho phía Đức nữa chứ. Tuy nhiên dân Việt lắm chuyện cứ bình loạn cả lên, cho là ông Tô Lâm và Bộ Công an dối trá với nhân dân.

Các báo nước ngoài cũng vào cuộc, các nhà "chiến lược" của thế lực tham nhũng trong và ngoài nước nhân cơ hội này kích động buộc chính phủ Đức phải lên tiếng, không thể im lặng. Công khai ra rõ ràng, nước Đức cũng chẳng được lợi lộc gì mà bị mang tiếng là bao che, bảo trợ tội phạm tham nhũng và yếu kém về an ninh. Chỉ vì một thằng tốt đen TXT mà mất đi quan hệ đang tốt lành giữa hai quốc gia chắc chỉ có thằng khờ mới nghĩ vậy. Đúng ra thì Bộ Ngoại giao Đức đã rơi vào thế chẳng đừng vì sỹ diện, vì uy tín bộ máy an ninh của nước mình sao lại để chuyện bắt cóc người xảy ra dễ thế ngay giữa ban ngày.

Nước nào cũng vậy thôi rất cần ngành tình báo đối ngoại để bảo vệ lợi ích của quốc gia mình. Đã là tình báo thì phải thực hiện các nhiệm vụ bí mật bất hợp pháp ở nước ngoài, có thể ăn cắp thông tin bí mật quân sự, kinh tế, xã hội…, bí quyết công nghệ để giải quyết những vấn đề của đất nước mình và các nhiệm vụ đặc biệt khác.

Việc bắt bằng được TXT là nhiệm vụ cấp bách bằng mọi giá mà ông Tổng Trọng đã đề ra. Một mắt xích quan trọng để chống tham nhũng. Một khi sự vụ tình báo bị lộ, theo thông lệ người ta sẽ tìm người nghi ngờ có liên quan để trục xuất, còn nếu bắt quả tang thì những người tham gia sẽ bị tóm và bị đưa ra Tòa xử án, giam giữ cho đến khi bên kia cũng có điệp viên để trao đổi. Chống tham nhũng vô cùng khó khăn, phức tạp mà nước Đức đã cử nhiều chuyên gia sang giúp đỡ huấn luyện và đào tạo cán bộ về lĩnh vực này. Vậy mà nước Đức đã nỡ buộc Việt Nam phải dở bài hạ sách làm ảnh hưởng đến quan hệ của cả hai nước, để cho thế giới phải chê cười.

Mong rằng dân Việt trong và ngoài nước hiểu rõ bản chất của sự kiện và đừng vô tình rơi vào bẫy của các thế lực tham nhũng đang và sẽ phản ứng mạnh mẽ chống lại những cố gắng của TBT. Dù cho cái tư tưởng cs đã trở nên lạc hậu, là lực cản cho việc hòa hợp dân tộc và phát triển tương lai của đất nước nhưng với việc chống tham nhũng thì phải đồng lòng mới đi tới đích được. Hy vọng lãnh đạo Đức tỉnh táo và không để quan hệ của hai nước xấu đi. Nếu việc "bắt cóc" là đúng như phía Đức cáo buộc thì chính tình báo Việt Nam đã giúp cho an ninh Đức một bài học quý giá miễn phí để chống khủng bố.

Nguồn: Phan Sơn/Gocnhinthoidai

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #7 Ký danh: Tiêu đề

    03-09-2017 19:48

    Tham nhũng được ví như giặc nội xâm. Mà đã đánh gjặc thì không tránh khỏi hi sinh , mất mát . Thắng lợi là mục tiêu cuối cùng , VN đã làm được điều đó trong vụ TXT .
  • #6 Đồ nhà quê ăn cắp: Không thể tin vào chế độ đương đại

    03-09-2017 12:42

    Khi nói THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT lại thực hành hoàn toàn Vi-Phạm-Pháp-Luật thì ai nghe, ai tin.

    Bằng hành động coi thường luật pháp Đức, phía Việt Nam đã bắt cóc TXT thì không 1 công dân VN nào muốn tôn trọng luật pháp của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

    Đả đảo đảng cộng sản.
  • #5 chống tham nhũng: tôi tán thành

    03-09-2017 12:21

    Bắt nghi phạm về qui án bằng mọi cách ko quản khó khăn, ko quản hy sinh vất vả từ thời xa xưa vẫn từng làm và luôn được khen thưởng
  • #4 Người Việt nước ngoài: Liệu có thực thượng tôn pháp luật?

    02-09-2017 13:57

    Câu cuối TG Phan Sơn lên giọng: „Nếu việc "bắt cóc" là đúng như phía Đức cáo buộc thì chính tình báo Việt Nam đã giúp cho an ninh Đức một bài học quý giá miễn phí để chống khủng bố.“, nhưng xin thưa khi nói về trả lời sứ quán Đức 28/9/16 khi họ trả lời „chưa có thông tin về việc TXT đang lẩn trốn ở Đức“ thì TG đã dè bỉu: <Đại diện ngành ngoại giao Đức ở Việt Nam đã “thật thà, trung thực” thông tin như vậy đó.> thì dễ thấy kiểu gì TG cũng chê người khác được khi không ưa người ấy. Nếu người ta cảnh giác các thế lực nước ngoài có thể gây nguy hiểm cho người xin tỵ nạn không cũng cấp thông tin do sợ „bắn cóc“ thì lại chê người ta không trung thực! Và thêm nữa, tôi đọc tin của Thời báo không nói chi tiết thời điểm cụ thể lúc nào TXT xin tỵ nạn, mà chỉ nói „sau đó ông Thanh đệ đơn tỵ nạn“, và lá đơn đó mãi đến 24/7/17 mới được phỏng vấn thì làm sao Phan Sơn dễ dàng khẳng định là Sứ quan Đức thiếu trung thực?! Riêng đầu đề bài báo „thượng tôn pháp luật“ với nội dung cũng mẫu thuẫn không ít. Ví dụ chỉ cần 1 nội dung khả năng TXT có khả năng đối diện với án tử hình thì quan điểm chung khối EU không ủng hộ dẫn độ, vì thế người bị tuyên án có khả năng bị tử hình. Và như thế không thể lấy luật pháp Việt nam để chê luật pháp EU được. Chưa kể việc truy bắt TXT với các nước pháp quyền cũng không bình thường: người đứng đầu ĐẢng làm công tác chính trị ra chỉ thị này chỉ thị kia đòi bắt bằng được và bản thân TXT rất lo sợ không bị đối xử công bằng sợ bị làm „dê tế thần“, sợ „một mình bị xử lý để cứu muôn người“ – trong khi các nước pháp quyền đó là công việc của cơ quan tố tụng. Tôi nghĩ TG và những ai quan tâm đến tính „thượng tôn pháp luật“ trong vụ TXT có lẽ đọc thêm bài của GS TS toán học Hoàng Xuân Phú thì sáng sủa hơn nhiều bài viết này của TG. Xem có rút gọn ở đây: https://kimdunghn.wordpress.com/2017/08/23/mot-so-dieu-can-trao-doi-nhan-vu-trinh-xuan-thanh/
  • #3 nhũngNgười Yêu Nước: Trịnh Xuân Thanh con sâu mọt tham nhũng

    01-09-2017 18:38

    Bài viết quá hay và đã nói chính xác được những gì cần nói, con sâu mọt tham nhũng Trịnh Xuân Thanh cần phải đưa ra xét xử, nhân dân đang chờ đợi vụ xét xử này.
  • #2 Ký danh: Tiêu đề

    31-08-2017 19:24

    Bài viết vời một cách nhìn mới . Cá nhân tôi thấy rất hay , đáng để mọi người suy ngẫm .
  • #1 Phóng Hợi: Con mèo có tội hay người rán cá có tội.

    31-08-2017 16:42

    Con mèo có tội hay người rán cá có tội trong vụ mèo ăn vụng cá rán.
    Theo tôi cái định hướng XHCN chính là kẻ có tội và nếu không loại bỏ nó thì sẽ còn nhiều TXT khác nữa tiếp tục tham nhũng.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo