Nguồn gốc của ngày quốc tế thiếu nhi 1-6 tại một số quốc gia.
![]() |
Nhắc đến lịch sử ra đời ngày 1-6, không thể không nhắc tới Cuộc thảm sát Lidice trong Chiến tranh Thế giới Thứ Hai vào năm 1942.
Làng Lidice, chỉ cách Praha khoảng 20 km, thuộc địa phận của Kladno. Khi quân Đức chiếm đóng Tiệp Khắc trong Đại chiến thế giới lần thứ II, dân quân, du kích đã phục kích chỉ huy trưởng SD Reinhard Heydrich. Himmler ra lệnh tiến hành thảm sát thường dân Tiệp Khắc để trả đũa.
SD không phải là quân cận vệ của SS, là bộ phận tình báo an ninh của SS. Thực ra nó như kiểu là bộ phận tình báo của Đảng Quốc Xã, chuyên thu thập tình báo về các đối thủ lúc Đảng Quốc Xã được thành lập, Reinhard Heydrich là người đứng đầu bộ phận này, đó là lý do khi thảm sát Lidice, lực lượng SD trực tiếp tham gia. Có một chi tiết là Heydrich không chết ngay lúc bị ám sát mà sau đó trong bệnh viện.
Nằm ở miền trung Tiệp Khắc, ngôi làng yên bình Lidice đã không may bị chọn.
Làng Lidice được chọn là nơi trả thù không phải là ngẫu nhiên vì có chứng cứ liên quan đến du kích, mà thực ra sau này các nhà sử học chứng minh được đó là sai. Làng Lidice không dính dáng gì đến ám sát Heydrich.
Sáng sớm ngày 1/6/1942, quân SD tiến vào ngôi làng và cuộc thảm sát bắt đầu.
Lúc bấy giờ, dân làng Lidice có tổng cộng 193 nam giới trên độ tuổi 15. Quân SD tiến hành bắt giữ họ và hành quyết tại chỗ ngay lập tức, một vài người bị đem đến Praha để xử tử công khai. Toàn bộ nam giới ở ngôi làng này đều bị người Đức giết sạch.
Phần phụ nữ trong làng, quân Đức tiến hành cách li các bà mẹ khỏi con cái của họ và cuối cùng tống hết phụ nữ đến trại tập trung. Với những người mang thai, Himmler ra lệnh phá thai họ rồi tống đến trại với những người kia. Sau khi chiến tranh kết thúc, 60 trong tổng cộng 213 phụ nữ trong làng đã chết trong trại tập trung.
Quân SD không buông tha cho cả trẻ em, chúng tiến hành bắt bớ hết 105 trẻ em và cách li khỏi bố mẹ của các em. Chỉ 17 trẻ được đem nuôi ở các gia đình sĩ quan SS, tất cả các em được đem trả về nhà sau khi chiến tranh kết thúc. Riêng 88 em còn lại thì bị mang đến phòng hơi ngạt trong trại hủy diệt, khi ấy có nhiều em chưa đến một tuổi.
Ngôi làng bị Himmler đặt thuốc nổ hủy diệt hoàn toàn. Ngay cả ngôi nhà thờ 600 tuổi ở đây. Quân SS cho rằng đây sẽ là bài học suốt đời cho các dân tộc bị trị cả gan chống lại người Đức.
Sau này, các nước cộng sản, trong đó có Việt Nam ta, chọn ngày 1/6 làm ngày Quốc Tế Thiếu Nhi (International Children's Day) để nhắc nhớ về sự tàn bạo của Đức Quốc Xã với trẻ em.
Liên Hiệp Quốc thì quyết định chọn ngày 20 tháng 11 là Ngày Thiếu Nhi Thế giới (Universal Children's Day) nhưng để cho các quốc gia thành viên được tự quyền chọn ngày Thiếu nhi cho riêng mình.
Ví dụ như:
Đài Loan và Hồng Kong tổ chức ngày Tết thiếu nhi vào 4/4 hàng năm.
Nhật Bản có ngày thiếu nhi vào 5/5 âm lịch, đây được xem là ngày nghỉ toàn quốc từ năm 1948 và được gọi là "Kodomo no Hi" - nghĩa là Ngày Trẻ Em.
Ngày lễ thiếu nhi tại Mỹ rơi vào Chủ nhật thứ 2 của tháng 6.
Còn tại Indonesia, Tết thiếu nhi được tổ chức vào ngày 23/7 hàng năm.
Argentina có ngày kỷ niệm này vào Chủ nhật thứ 3 của tháng 8.
Đức có ngày lễ thiếu nhi vào ngày 20/9.
Tại Singapore, thứ 6 đầu tiên của tháng 10 được đánh dấu là ngày dành cho thiếu nhi.
Ấn Độ có ngày thiếu nhi vào 14/11 hàng năm.
Các quốc gia kỷ niệm ngày Tết thiếu nhi vào ngày 20/11 theo Liên hợp Quốc có: Canada, Úc, Parkistan, Ai Cập, Philippines, Malaysia, Phần Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha,...
Ảnh : Các bức tượng tưởng niệm các em thiếu nhi trong cuộc thảm sát.
(Sưu tầm, tổng hợp)