Góc nhìn

Vì sao ông Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận không tái cử?

Cập nhật lúc 28-01-2016 21:27:55 (GMT+1)
Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng ông Nguyễn Phú Trọng. VOA.

 

Một góc nhìn khá phiến diện về thuyết Trung Quốc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, dàn xếp nhân sự trong Đại hội đảng XII và những lý do của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin rút. Giới thiệu với bạn đọc bài viết và giả thuyết này để thêm góc nhìn bao quát hơn về chính trường Việt.


Việc ông Nguyễn Tấn Dũng đã rời bỏ chính trường vì không được tái cử trở lại, khiến nhiều người thất vọng, vì họ đã hy vọng rất nhiều rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở lại “lật ngược thế cờ” để giành chức vụ Tổng Bí thư khóa 12. Song nên biết rằng, điều đó cũng chỉ được nhen nhóm lại trước đó một ngày, khi đã có 38/65 đoàn tại đại hội đã đề cử tên ông Nguyễn Tấn Dũng là ứng viên trong BCHTW khóa 12. Tuy vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạt được 270 phiếu đề cử và cũng chỉ có 41% tổng số phiếu ủng hộ cho việc ở lại từ đại hội.

Trước đó, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định không tái cử, tại các hội nghị Bộ Chính trị thậm chí ông Dũng đã tự nguyện xin rút, điều này được thấy rõ tại bức thư gửi TBT Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Khóa 11. Kể cả việc ông Nguyễn Tấn Dũng đã ủng hộ việc đề cử ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức Tổng Bí thư khóa 12. Vì thế, việc nên ông Nguyễn Tấn Dũng không có tên trong danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa 12, là một điều có vẻ hết sức bình thường.

Tuy vậy, việc ông Nguyễn Tấn Dũng có thực tâm xin rút, không tái cử hay vẫn có tham vọng ở lại chính trường là câu hỏi quan trọng. Nói về lý, thì cho đến giờ phút cuối ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn cương quyết xin rút, song nếu đánh giá về tham vọng chính trị của ông ta thì có lẽ sẽ không đúng. Điều này sẽ thấy rõ khi chúng ta xem hình ảnh ông Dũng trong lúc bỏ phiếu bầu cử BCHTW khóa 12, sẽ thấy ông đang ở trong trạng thái không vui vẻ. Điều này đúng với đánh giá của giới phân tích và bình luận chính trị Việt nam trước đây không lâu, đều khẳng định rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã nắm trong tay tới 70 % các Ủy viên trung ương và khả năng rất cao là sẽ nắm chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN khóa 12 và người ta tin rằng phe của ông Dũng sẽ đảo ngược được quyết định 244/QĐ-TƯ tại các HNTW để giành thế chủ động.

Chưa kể đến việc ông Nguyễn Tấn Dũng đã lăn lộn trên chính trường Việt nam đến nay là 30 năm, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương từ năm 1986 và đến năm 1996, ông Dũng được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng mới chỉ là Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy. Nhắc lại điều này để thấy, ông Nguyễn Phú Trọng không thể so sánh với ông Nguyễn Tấn Dũng về kinh nghiệm chính trường. Mặt khác, nếu như tỷ lệ các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây ở mức 70 % theo đánh giá, nghĩa là tương đương với khoảng 120/170 người, vì thế khi so tỷ lệ 41% ủng hộ trên tổng số 1510 đại biểu dự đại hội, thì khó có thể nói rằng, đã có một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương vốn trung thành với ông Dũng đã lật kèo ông ta vào phút cuối.

Tấm hình này nói lên tất cả về kết quả Nhân sự Đại hội 12.

Do vậy việc ông Nguyễn Tấn Dũng buông xuôi, chấp nhận rút lui chắc chắn sẽ phải chịu tác động từ những áp lực từ bên ngoài, vì tham vọng của ông Dũng không lớn hơn được ý chí của Bắc kinh, khi mà nhà cầm quyền Trung quốc không bao giờ muốn ông Dũng nắm chức vụ cao nhất ở Việt nam.

Việc có bàn tay của Trung Quốc đạo diễn vấn đề nhân sự tại Đại hội 12 có lẽ là có thật và việc ông Nguyễn Tấn Dũng rút là đúng kịch bản do phía Trung quốc đưa ra cũng vậy. Tiến trình này được thông qua trung gian là ông Nguyễn Sinh Hùng sau chuyến thăm Trung quốc bất thường (từ 23-27 tháng 12/2016) sau HNTW13, khi vấn đề nhân sự đã bị bế tắc với thế yếu nghiêng về phe ông Trọng. Ông Nguyễn Sinh Hùng đã vội vã sang Trung quốc theo yêu cầu của ông Nguyễn Phú Trọng, với sứ mệnh đề nghị phía Trung quốc cần có tác động cụ thể đề giải quyết vấn đề nhân sự lãnh đạo tại Đại hội Đảng 12. Ngay sau đó, phía Trung quốc ngoài việc gia tăng áp lực quân sự trên Biển Đông, thì việc Quốc hội Trung Quốc đã thông qua dự luật chống khủng bố, theo đó thì quân đội Trung Quốc có thể thực hiện các sứ mệnh chống khủng bố ở nước ngoài nếu được thỏa thuậnvới những nước hữu quan.

Đáng chú ý, trong phương án phía Trung quốc đưa ra, thì họ đã yêu cầu đích danh ông ông Đinh Thế Huynh là người sẽ giữ chức vụ TBT khóa 12. Tuy vậy, do uy tín của ông Đinh Thế Huynh quá thấp nên cả ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng đã không chấp nhận. Và chính vì việc này mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã nổi xung và yêu cầu phải "Ngăn chặn âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước" nhằm tố cáo đã có việc nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ lãnh đạo VN tại cuộc họp Chỉnh phủ ngay sau đó.

Trước sức ép từ phía Trung quốc, cũng như phe của ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã buộc phải chấp nhận sự thoả hiệp, với mục đích nhằm đoàn kết thống nhất trong đảng, để giữ vững thành quả cách mạng XHCN, và lý tưởng cộng sản. Theo nguồn tin khả tín cho biết, cuối cùng cả hai đã đi đến thống nhất, phe ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã châp nhận và không muốn ép ông Nguyễn Tấn Dũng quá, sợ ông Dũng "điên máu" sẽ làm liều. Như vậy là sau nhiều ngày tháng đấu đá, cuối cùng con đường chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức bị cắt đứt vào thời điểm trước khi bước vào HNTW 14.

Phía ông Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận sẽ rút lui và rời khỏi chính trường sẽ với 3 điều kiện:

1. Bộ Chính trị sẽ hủy bỏ cáo trạng dài 313 trang dành cho ông Nguyễn Tấn Dũng về khả năng điều hành kinh tế, làm xấu quan hệ ngoại giao, bản chất và tham vọng chính trị, hay chuyện con cái giàu có bất chính v.v... Những sai phạm này của ông Dũng phải được giấu kín, và đám thuộc hạ cũng phải được đảm bảo sự an toàn tuyệt đối về mặt chính quyền cũng như kinh tế.

2. Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai ông Dũng phải được cơ cấu vào BCHTƯ khóa 12, tiếp đó sẽ giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng và tiếp sau đó là Phó Thủ tướng. Còn ông Nguyễn Minh Triết con trai út, sẽ là UVTW dự khuyết, sau 3 năm được điều chuyển lên giữ trọng trách ở Trung ương Đoàn.

3. Ngược lại, về phần ông Nguyễn Phú Trọng, sẽ nắm quyền không quá 2 năm và phải trao quyền lại cho ông Trần Đại Quang hoặc Ngô Xuân Lịch.

Việc truyền thông nhà nước đột nhiên đưa các tin "Thủ tướng xin rút, giới thiệu Tổng bí thư tái cử" hay "Duy nhất đồng chí Nguyễn Phú Trọng ứng cử cho chức danh Tổng Bí thư" vào thời điểm bầu cử tại Đại hội 12... chính là tín hiệu chuyển đến, nhằm nhắc phe ông Nguyễn Tấn Dũng là chớ dại mà "lật kèo" điều đã cam kết.

Không phải vô tình mà các hãng thông tấn quốc tế đã biết chắc sự thỏa thuận này từ trước. Theo RFI ngày 21/01/2016 cho biết, nhiều nguồn tin ẩn danh từ nội bộ Đảng đã tiết lộ với AFP rằng ông Dũng sẽ không nằm trong danh sách đề cử vào các chức vụ then chốt trong Đại hội 12. Thậm chí, một quan chức cao cấp trong đảng đã nói thẳng thừng rằng sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể được tuyên bố là đã "chết lâm sàng ".

Sau khi Đại hội 12 đã công bố danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng và Bộ Chính trị, nếu như xem các danh sách thì sẽ thấy lực lượng của phe ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ mức quân bình không có mấy thay đổi như dự kiến ban đầu. Mà trường hợp Nguyễn Văn Bình Thống đốc NHNN là một mục tiêu điển hình của phe ông Nguyễn Phú Trọng vẫn ung dung vào Bộ Chính trị, hay việc con trai ông Dũng là Nguyễn Thanh Nghị được bầu vào Ban Chấp Hành TƯ khóa XII. Đây là những bằng chứng bước đầu chứng tỏ đồn đoán nói trên là có cơ sở.

Phe của ông Nguyễn Phú Trọng trước đây luôn cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng và các nhóm lợi ích đã tham nhũng khủng khiếp. Giờ đây, khi ông Nguyễn Tấn Dũng đã về vườn thì sẽ là lúc việc điều tra khám phá tham nhũng sẽ phải được tiến hành. Nếu trong một thời gian ngắn, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn bỏ qua, không điều tra hay phát động một chiến dịch "đả Hổ, diệt Ruồi" để xử lý các vụ án tham nhũng xảy ra trong thời gian ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng thì có thể khẳng định rằng thỏa thuận trên là chắc chắn có.

Sau Đại hội 12, xu thế tay chân của ông Nguyễn Tấn Dũng trong Đảng CSVN sẽ yếu thế, ngược lại phe thân Trung quốc về cơ bản sẽ kiểm soát chính trường Việt nam. Không phải ngẫu nhiên, mà ngay sau khi có kết quả bầu bán ở Đại hội 12, các nhà quan sát ở Trung quốc đều thống nhất cho rằng hàng ngũ lãnh đạo mới được chọn ra ở Hà Nội có thể có ích cho việc cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Việc ông Tống Đào, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thăm Lào và Việt Nam, trong thời gian từ 26 đến 30/01/2016 dưới danh nghĩa đặc phái viên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho thấy điều đó. Và có thông tin cho rằng, người sẽ kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng trong chức vụ TBT tới đây sẽ không ai khác, ngoài ông Đinh Thế Huynh.

Từ trước đến nay, sự sống còn của Đảng CSVN là điều quan trọng nhất, do vậy việc họ sẽ gắn chặt với Trung quốc là điều bất di bất dịch và không thể thay đổi. Tuy vậy, cũng tiếc cho đông đảo những người đã ủng hộ hết mình cho ông Nguyễn Tấn Dũng, vì họ không biết rằng, ông Dũng hay ông nào trong Đảng cũng chỉ vì quyền lợi cá nhân và phe nhóm mà thôi. Đó là lý do khiến ông Nguyễn Tấn Dũng đã phản bội những mong muốn của số đông người dân.

Ngày 28/01/2016
Việt Dũng

Nguồn: Dân Luận

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo