Góc nhìn

Xuất khẩu căn tính côn đồ!

Cập nhật lúc 07-08-2017 05:43:10 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Cách nay 29 năm, ở thủ đô Luân Đôn (London) của Anh Quốc, có một nhóm người Việt tị nạn (thuyền nhân) diễu hành biểu tình chống ngày kỷ niệm 30/4/1975 trước cửa Đại sứ quán Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.


Bỗng có một thanh niên đeo kính cận chạy từ bên trong Sứ Quán ra, rút một khẩu súng ngắn, dang hai chân, quỳ người xuống theo tư thế xạ thủ, hai tay cầm súng chĩa nhắm bắn về phía đoàn người đang biểu tình bất bạo động!

Hình ảnh bạo lực này quả hy hữu, lạ mắt vô cùng đối với giới báo chí và người Anh! Không may cho hắn là người biểu tình đã chụp được “nguyên trạng” hắn ta với cây súng lăm lăm trong tay ở tư thế “chuông reo là bắn”.

Lúc đó xã hội Việt Nam còn “kín mít” gần như Bắc Hàn hôm nay. Dân đen sợ công an hơn sợ cọp. Công an là lực lượng kiêu binh, muốn “xử” ai là “xử”. Có lẽ tên kia nghĩ rằng thủ đô London cũng chỉ như là…Hà Nội mà thôi nên sang nước Anh cũng chĩa súng dọa người!

Hôm sau, tấm hình "lịch sử ngoại giao" gần 29 năm trước về việc một nhân viên ngoại giao Việt Nam ở Anh quốc dùng súng chĩa vào đoàn người Việt biểu tình đòi…bắn đã nhất loạt được báo chí Anh quốc cho lên trang nhất! Thân phận “sát thủ đầu còn…mưng mủ” kia lộ tẩy: hắn ta là…đệ tam tham tán của Đại Sứ Quán Việt Nam.

Nước Anh bị sốc nặng với hành vi “ngoại giao” của phía Việt Nam. Họ không tài nào “tiêu hóa” nổi cái “văn hóa Ngoại Giao Xã Hội Chủ Nghĩa” này nên đã ra lệnh trục xuất “nhà ngoại giao” kia ra khỏi Anh trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi điều tra.

Đại Sứ Quán Việt Nam đã “nỗ lực” vớt vát với bào chữa rằng ngài tham tán chỉ đùa, và nói rằng cây súng đó làm bằng Sô-cô-la! Nhận ra lý do súng làm bằng sô-cô-la có vẻ quái đản quá (vì loại súng ngọt ngào này thường chỉ phụ nữ mới thích chứ đàn ông ít ai…thèm), Sứ quán Việt Nam tại Luân Đôn sau đó lại gãi đầu bảo đó chỉ là súng...nước! (dù súng nước thì vẫn là loại phụ nữ…thích, còn nam nhi chỉ thích súng lục làm bằng kim loại cơ).

Không chỉ báo chí Anh mà báo tiếng Việt ở nước ngoài đều đưa tin và đăng ảnh. Tòa Đại Sứ, khi bị triệu đến Bộ Ngoại Giao Anh để trả lời về việc này, đã cho rằng đó là súng giả. Lập luận bào chữa trẻ con đó dĩ nhiên sao được Scotland Yard chấp nhận? Với năng lực của cảnh sát Anh thì sau đó Đại Sứ Quán Việt Nam đã phải nộp lại súng thật. Và rồi, quyết định trục xuất “ngài tham tán” ra khỏi Anh sau 48 giờ được thi hành; tên tham tán này đã phải rời nước Anh, vĩnh viễn không bao giờ được phép trở lại dù với thân phận gì. Chính quyền Anh lúc đó gần như muốn đóng cửa tòa đại sứ quán Việt Nam vì vụ xì căng đan này.

Trở lại chuyện Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Tổng Cục 2 dùng vũ lực bắt cóc từ Đức mang về Việt Nam, ta thấy hành vi “ngoại giao côn đồ” này không phải lần đầu mà ít nhất đã có tiền lệ từ 29 năm trước. Với tâm thế của kẻ bề trên quen thói hành xử bạo ngược đè nén dân lành trong nước của những “cường hào, ác bá” thời Phong Kiến Xã Hội Chủ Nghĩa - dù miệng luôn rao giảng chế độ mình là hiện thân dân chủ, mọi thứ đều là “của dân”, mọi việc làm đều “vì dân”, “do dân” mà thành – họ đã “xuất khẩu” cái căn tính côn đồ - có cội rễ từ nền tảng “chuyên chính vô sản”, “bạo lực cách mạng”, ‘chính quyền trên đầu súng” của chủ thuyết Mác_Lê_Mao - ra thế giới văn minh, nơi mọi việc đều phải hành xử theo pháp luật.

Đúng là “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”!

- Người Việt lớn tuổi chắc sẽ còn "nhớ" về thời trước 1945 ở miền bắc, Việt Minh ban đêm về làng "mời" một số nhân vật đi theo họ, rồi vài hôm sau sẽ thấy "thủ cấp" những người ấy được cắm trên cọc tre hoặc treo lủng lẳng trên cây ở đầu làng kèm theo một tờ giấy gọi là "bản án" của "tòa án cách mạng". Chuyện thật 100% đấy!

- Ở miền Nam trước 1975, chuyện "đặc công" hay "biệt động" phe 'cách mạng' vào tận nhà những người "cán chính" "rinh" họ vào bưng hoặc "xử" tại chỗ chắc cũng không hiếm nhỉ? Ai còn mơ hồ hoặc nghĩ mình bịa thì chịu khó lục tài liệu tìm hiểu thêm nhé

 

Nguồn: FB

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo