Doanh nhân Séc tố bị Việt Nam ăn cắp toàn bộ công ty
![]() |
Hơn sáu năm trước công ty Sezako từ Přerov đã quyết định đầu tư hơn 30 triệu korun vào mỏ khai thác đá ở Hà Tĩnh. Theo đồng sở hữu công ty Sezako Jan Švrček thì để khoản đầu tư ra nước ngoài này bị đổ vỡ một phần cũng vì thái độ tắc trách của nhà nước Séc, cho tới nay vẫn chưa thực hiện thỏa thuận về bảo vệ đầu tư đã ký từ năm 1997.
Vụ việc liên quan tới đối tác Việt Nam Phan Cong Hien, người đã từng sống 28 năm ở Séc lại vừa được Jan Švrček kể lại với phóng viên báo Kinh tế. “Năm 2005 đối tác Việt Nam đề xuất với chúng tôi, rằng lĩnh vực cung cấp máy nghiền và trang bị cho mỏ đá của chúng tôi có rất nhiều cơ hội ở Việt Nam. Đến năm 2008 chúng tôi đã chuẩn bị dự án và mùa Xuân 2009 bắt đầu xây dựng xí nghiệp khai thác đá ở Việt Nam. Chúng tôi đã đưa sang đó máy móc trang bị, mà chúng tôi bằng mô hình đầu tư của mình có nhiệm vụ vận chuyển, lắp đặt và bảo trì,” Jan Švrček bắt đầu.
Theo Jan Švrček, tổng đầu tư vào khoảng 1,6 triệu USD, mà vào thời điểm đó vào khoảng hơn 30 triệu korun, bao gồm cả chi phí xây dựng. Trong năm 2009 xí nghiệp chế biến đã xây dựng xong và tháng Mười 2009 trao biên bản đưa vào hoạt động. “Và ngay năm tiếp theo chúng tôi đã xác định được, là sẽ rắc rối với đối tác của mình, mà trong công ty giữ vị trí giám đốc,” Jan Švrček cho biết.
Theo luật của Việt Nam người ngoại quốc không được làm giám đốc công ty và vì thế đối tác Phan Cong Hien đảm nhận vị trí này. “Trong công ty chỉ có một con dấu, được công an cung cấp cho. Và khi (Phan Cong Hien) nhận được, đã làm giả biên bản đại hội cổ đông, chữ ký của tôi và đứng danh công ty để vay 22 tới 25 triệu korun. Lấy từ số đó cỡ 10 triệu đưa vào công ty và rêu rao đó là khoản đầu tư của mình, phần còn lại sử dụng cho cá nhân. Công an Việt Nam không chịu điều tra,” Jan Švrček kể tiếp.
Vụ việc này đã được đề cập tới cả trong những lần gặp gỡ cấp nguyên thủ quốc gia, nhưng theo Jan Švrček chưa đủ là lời cảnh tỉnh cho những doanh nghiệp Séc khác trước tình cảnh tương tự ở Việt Nam. “Tổ chức hết hội thảo này đến hội thảo khác, các phái đoàn liên tiếp sang Việt Nam, nhưng không ai nói với các doanh nghiệp biết rằng ở đó họ có thể bị ăn cắp hết sạch như thế nào. Năm 2011 chính phủ Việt Nam bất ngờ quyết định về đầu tư của chúng tôi, là không gia hạn giấy phép khai thác và chúng tôi phải chuyển đi bằng kinh phí của mình. Về thực tế là sung công,” Jan Švrček bình luận.
“Chúng tôi muốn thúc ép phía Séc kích hoạt thỏa thuận về bảo vệ đầu tư mà CH Séc đã ký với Việt Nam từ năm 1997. Họ công nhận đầu tư của chúng tôi, cho thuê mặt bằng để khai thác trong 50 năm, nhưng cuối cùng sau ba năm cắt đứt khả năng tiếp tục kinh doanh của chúng tôi. Theo thỏa thuận quốc tế cần phải bồi thường cho nhà đầu tư,” Jan Švrček nói và kết luận: “Các chính khách chỉ họp hành với phía Việt Nam, nhưng không kích hoạt thỏa thuận về bảo vệ đầu tư. Còn phái Việt Nam thì phớt lờ. Tất cả chỉ đi hội thảo, nhưng không ai cảnh báo cho các doanh nhân Séc những nguy cơ tiềm ẩn ở Việt Nam. Để họ cảnh giác.”
David Nguyen - Hospodářské Noviny ©Vietinfo