Du lịch

Kỳ lạ cây đa "di chuyển" ở Ninh Bình

Cập nhật lúc 07-03-2019 10:20:56 (GMT+1)

 

Ở thôn Hải Nham, xã Ninh Hải (Hoa Lư, Ninh Bình) có một cây đa được người dân gọi với cái tên "cây đa di chuyển". Theo các nhà khoa học, cứ 300 năm, nó lại đi...trong khoảng thời gian đó thân chính của cây sẽ bị mục nát rồi mất đi khi rễ phụ thả xuống bám chặt, ăn sâu vào lòng đất lớn dần lên và sẽ lại trở thành thân chính để nuôi cây.


Tại  xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, người dân địa phương gọi một cây đa với cái tên huyền bí “Cây đa di chuyển”. Cây đa thuộc họ nhà xanh, xi. Nó di chuyển chính bằng việc nhờ vào các rễ phụ, khi rễ phụ thả xuống… thành rễ chính. Cứ hơn 300 năm nó di chuyển 1 bước. Mỗi bước di chuyển của cây đa được hơn 10m. Tương truyền vị trí ban đầu của cây đa ở bên cạnh ngôi đền mới xây hiện nay.  

Cây đa có nhiều rễ phụ đâm xuống đất, được trồng nhiều ở đình, chùa và khu vực làng quê. Cùng với bến nước, sân đình, cây đa dường như đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt.

Ngôi đền hiện tại được xây mới trên nền móng của đền cũ. Dấu tích của công trình cổ được thờ dưới miếu nhỏ nằm dưới tán cây đa. Đền Gối Đại còn được gọi là đền Đại. Tên gọi Gối Đại nghĩa là sự nối tiếp của các thời đại với mong muốn đời sau luôn nhớ tới công ơn của người đi trước.

Trước kia, vị trí của cây đa là bên ngôi đền cổ. Khi đền cổ mất đi nó bước đi đầu tiên xuống chỗ dựng miếu thờ tạm. Sau đó đến bước thứ hai và bước thứ 3 đã tiến ra gần bờ hồ. Được các nhà khoa học, các nhà chuyên môn đánh giá hơn 300 năm nó di chuyển 1 bước, trong khoảng thời gian đó thân chính của cây sẽ bị mục nát rồi mất đi khi rễ phụ thả xuống bám chặt, ăn sâu vào lòng đất lớn dần lên và sẽ lại trở thành thân chính để nuôi cây. Cứ như thế và nó "di chuyển" được.

Tương truyền, trước đây, vị trí cây Đa nằm chính là bên cạnh ngôi đền cổ. Khi ngôi đền cổ mất, chúng mới di chuyển và hướng ra mặt hồ, nơi có nguồn nước dồi dào, cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi cây. Tuy nhiên điều kỳ lạ là, sau ba bước đầu di chuyển đến mặt hồ thì đến bước thứ 4, cây Đa lại quay ngược về nơi ngôi miếu thờ. Dân gian thường nói: “Thần cây đa, ma cây gạo, bố cáo cây đề”. Cây Đa thường được trồng ở nơi rất linh thiêng. 

Như vậy người dân cho rằng bước di chuyển thứ 4 quay lại ngôi đền là nó đang đi ngược quy luật. Hiện tượng này vô tình càng tăng thêm tính linh thiêng cho khu vực cây đa đang tồn tại.

Từng bước của gốc cây đa di chuyển mục nát để hình thành bước mới

Do có tuổi đời hàng nghìn năm, nhiều chỗ thân cây, rễ cây đã bắt đầu có dấu hiệu bị mục rỗng. 

Nhiều cây dây leo đang bám trên thân đa.

Ngay bên dưới ngôi đền mới xây khang trang hiện vẫn còn một miếu nhỏ, người dân gọi nó bằng cái tên (linh thần miếu). Chuyện kể rằng, trước khi ngôi đền mới được dựng nên ở đây thì ngôi đền cổ đã mất. Trong khi ngôi đền cổ mất mà đền mới chưa được xây dựng người dân địa phương đã dựng tạm ngôi miếu nhỏ để thờ những dấu tích của ngôi đền cổ. 

Cây cao hơn 20 m, tán rộng khoảng 50 m, lá xanh tốt.

Rất nhiều du khách thập phương mỗi khi đến đây, họ thường đi vòng tròn quanh “cây đa di chuyển” rồi vào trong miếu thắp hương...

Nguồn: Toàn Vũ/ Dantri.com.vn

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo