Góc Bạn Đọc

Thiều Quang - Gạc Ma bất tử

Cập nhật lúc 13-03-2017 22:00:00 (GMT+1)
Ảnh BBC

 

Trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam có lẽ dân tộc ta có quá ít thời gian được nghỉ ngơi an hưởng hòa bình theo đúng nghĩa. Bên cạnh chúng ta, người hàng xóm khổng lồ chưa bao giờ tốt bụng đã liên tục bắt chúng ta ghi vào trang sử dựng nước và giữ nước của mình những dấu ấn nặng nề đầy nhức nhối. Quá khứ oai hùng của dân tộc chống giặc ngoại xâm vẫn chưa đủ răn đe để rồi máu của con cháu chúng ta vẫn loang đầy trên khắp miền biên ải.


Trận chiến trên đảo GạcMa ngày 14/3/1988 đã và sẽ mãi khắc sâu trong tâm khảm mỗi con dân đất Việt. Hình ảnh các chiến sỹ cầm tay nhau nối thành vòng tròn quyết bám đảo, gìn giữ biên cương trong giờ phút hiểm nghèo ấy đã trở nên bất tử.

Đứng cạnh thân con tàu đã hoen gỉ và lỗ chỗ vết đạn số hiệu HQ 505 ở đảo Cô Lin, nhìn phía bên kia không xa lắm là đảo Gạc Ma do Trung Quốc chiếm mà lòng quặn thắt. Trong xanh ngắt biển giữa ngày hè nóng như đổ lửa tôi hình dung về trận hải chiến năm nào.

9 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ 604, do Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ 505, Vũ Huy Lễ làm Thuyền trưởng, xuất phát từ đảo Đá Lớn tiến về Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 604 và 505 có hai phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn 83, 4 tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146, do Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ.

Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma. Tàu Trung Quốc áp sát Tàu 604 của ta, dùng loa gọi sang khiêu khích, thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma, uy hiếp ta. Cán bộ, chiến sĩ hai tàu 604 và 605 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu, kiên trì neo giữ quanh đảo.

Trước tình hình căng thẳng do hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21 giờ ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân chỉ thị cho các anh Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin; khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm, chuyển vật liệu làm nhà lên đảo ngay trong đêm ngày 13 tháng 3. Tàu 604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Tổ quốc và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo.

Lúc này, Trung Quốc điều thêm hai tàu hộ vệ trang bị pháo 100 ly đến khu vực đảo Gạc Ma. 6 giờ, ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo tiến vào giật cờ ta. Lập tức, Thiếu úy Trần Văn Phương, Hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội dũng cảm giành lại cờ. Lính Trung Quốc đã nổ súng bắn vào bộ đội ta, làm Thiếu úy Trần Văn Phương hy sinh, Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị thương. Mặc dù bị đối phương uy hiếp và nổ súng tấn công, nhưng bộ đội ta vẫn kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc.

Không ép được bộ đội rút khỏi đảo, 7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3, hai tàu Trung Quốc bắn pháo 100 ly gây hỏng nặng tàu 604 rồi bất ngờ cho quân xông về phía tàu ta. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt. Trận đánh diễn ra mỗi lúc thêm ác liệt. Tàu Trung Quốc tiếp tục nã pháo dồn dập làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Trần Đức Thông cùng một số cán bộ, chiến sỹ  đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ 505 đã cắm hai lá cờ lên đảo. Khi Tàu 604 của ta bị chìm, Thuyền trưởng tàu 505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo ủi bãi. Phát hiện thấy ta cơ động lên bãi, hai tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp hiểm nguy, tàu 505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy.

Đi theo người lính giữ đảo Cô Lin, đứng trước tấm bia chủ quyền, nhìn ra khơi xa chỉ thấy sóng bạc đầu và cơ man gió mới thấy việc giữ và bảo vệ đảo gian khó tới cỡ nào. Rồi lại miên man, không biết hài cốt của các anh đang nằm lại nơi nào trong mênh mông biển cả. Nghe nói, sau trận hải chiến ấy, bà con ngư dân đã trục vớt được gần 20 hài cốt của các anh đưa về đất mẹ, số còn lại chưa kịp tìm đã bị Trung Quốc xua đuổi không thể tiếp tục. Biết đến bao giờ người thân của các anh, những người như chúng tôi, con dân đất Việt mới nguôi ngoai nỗi đau này?

Đứng trước hương hồn các anh trong buổi lễ truy điệu trên bong con tầu KN 490, tôi tự hứa với lòng rằng, bằng mọi cách sẽ viết một bài về cuộc hải chiến đầy bi tráng đó cho bạn đọc ở khắp nơi được biết. Nhờ sự giúp đỡ của các bạn đang làm báo ở trong nước, tôi được dùng các tư liệu mà họ đã sử dụng để trân trọng những giờ phút thiêng liêng đã diễn ra trên vùng biển còn đầy rẫy cam go. Xin kính cẩn nghiêng mình trước các anh và nếu có thể, xin bạn đọc hãy dành một phút thành tâm cầu nguyện cho hương hồn của những người con đã ngã xuống vì Tổ quốc.

Thiều Quang

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #1 Nguyen luat Phap : Không được phép quên mối thù giặc bành trướng xâm lược

    13-03-2017 23:44

    Bất cứ một người Việt Nam yêu nước chân chính nào cũng không thể nào quên những tội ác trời không dung đất không tha của bọn giặc bành trướng bá quyền Trung Quốc đã gây ra đối với đất nước Việt Nam nhỏ bé của chúng ta từ hàng ngàn năm trước đến tận hôm nay . Bọn cầm quyền đội lốt cộng sản trá hình Trung Quốc thực ra là chúng đang thực hiện cái chủ nghĩa Mao ít quái gở thực thi một cách tàn độc chủ nghĩa bành trướng bá quyền đại Hán thâm căn cố đế lưu truyền hết đời này đến đời khác trong lòng dân tộc chúng để cưỡng bức ,cướp đoạt đất đai ,biển đảo và áp đặt bắt các nước nhỏ phải đi theo làm chư hầu của chúng .
    Lịch sử từ hàng ngàn năm nay đã chững minh rằng : DÙ HUNG BẠO TÀN ÁC ĐẾN ĐÂU ,DÙ CẢ NHỮNG KHI CHÚNG MẠNH HƠN TA GẤP TRĂM NGÀN LẦN VỚI ĐỘI QUÂN XÂM LƯỢC ĐÔNG NHUNG NHÚC NHƯ RUỒI BỌ NHƯNG ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM TA LÀ CHÚNG CHỈ CHUỐC LẤY THẤT BẠI NHỤC NHÃ . Đúng như lời bài thơ thần của DANH TƯỚNG LÝ THƯỜNG KIỆT đã khẳng định "NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ ,TIỆT NHIÊN ĐỊNH PHẬN TẠI THIÊN THƯ , NHƯ HÀ NGHICH LỖ LAI XÂM PHẠM ,NHỮ ĐẲNG HÀNH KHAN THỦ BẠI HƯ "!
    Từ ngày cái chính quyền của chủ nghĩa Mao ít ra đời đến nay chúng cũng đã gây ra biết bao nhiêu cuộc xâm lược với đất nước Việt Nam ta . Khi thì chúng mua bán chính trị ngay trên lưng ta như trong hội nghị GIƠNEVƠ ký với Pháp năm 1954 .Lẽ ra sự phân chia giới tuyến tạm thời sẽ ở tận bên bờ sông Thạch Hãn ,nhưng chúng thông đồng ép ta phải nhận giới tuyến tạm thời tận vĩ tuyến 17 .Hậu quả là đã gây cho chúng ta biết bao hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ sau này .Khi cuộc chiến chống Mỹ của chúng ta sắp giành thắng lợi thì chúng lại quay sang bắt tay với Mỹ để chống lại chúng ta . Chính Mao và phe lũ đã đi đêm thông đồng với NIXON bằng chủ thuyết "mi không động đến ta thì ta không động đến mi " Đây chính là cuộc đổi bán Trung Quốc bật đèn xanh để NIXON dùng B52 âm mưu hủy diệt Miền Bắc Việt Nam để cứu nguy cho Miền Nam .Đổi lại Mỹ quay lưng rút khỏi Biển Đông để Trung Quốc mở cuộc xâm lươc Hoàng Sa của Việt Nam tháng giêng năm 1974 .Chính Trung Quốc nuôi dưỡn bọn diệt chủng Ponpốt để đánh phá Việt Nam và diệt chủng dân tộc Campuchia .Khi bọn diệt chủng Pônpôt bị Việt Nam giúp Campuchia đánh bại thì chúng lại lu loa Việ Nam xâm lược Campuchia ,vận động cộng đồng Thế Giới cô lập cấm vận Việt Nam .Chưa thỏa lòng với những ngón đòn tàn độc ấy nên chúng đã trực tiếp mở cuộc xâm lược 6 tỉnh Biên Giới phía Bắc Việt Nam gây ra những cuộc tàn sát man rợ ở Cao Bằng ,Lạng Sơn ...Cuộc chiến xâm lược Việt Nam còn được chúng kéo dài bằng những cuộc xâm lấn dai dẳng ở Vị Xuyên Hà Giang đến tận năm 1989 .
    Trên vùng Biển Đông của chúng ta trong những cuộc tàn sát thủy thủ tay không khí giới của chúng ta ở Gạc Ma ,Cô Lin ...bằng pháo lớn ,súng đại liên ...vô cùng man rợ .Trong cuộc xâm lược hèn hạ này của quân bành trướng Trung Quốc chúng ta càng căm hận hơn khi trong giới lãnh đạo của ta lúc đó có một kẻ nào đó mà đến tận hôm nay công luận vẫn chưa vạch được mặt nó ra mà hắn đã ra lệnh ;' KHÔNG CHO BỘ ĐỘI TA NỔ SÚNG CHỐNG LẠI KẺ THÙ MAN RỢ ĐỂ ĐẾN NỖI 64 CHIẾN SĨ HẢI QUÂN CỦA CHÚNG TA BỊ QUÂN THÙ XẢ SÚNG ĐẠI LIÊN BẮN NHƯ MỘT CUỘC THẢM SÁT TRÊN BIỂN !Những hình ảnh đau lòng này bọn bành trướng còn luôn đưa lên tuyên truyền như một chiến thắng vĩ đại của chúng . Thật đáng trách biết bao khi những cuộc xâm lược hèn hạ và tàn bạo của giặc bành trướng bá quyền Bắc Kinh đến nay vẫn còn bị che giấu không dám minh bạch cho toàn dân biết .Thậm chí những tấm bia căm thù giặc cũng bị đục bỏ ,danh xưng của kẻ thù thì bị nói mập mờ là TÀU LẠ ,LÀ LỰC LƯỢNG NƯỚC NGOÀI ...Cả một tiến trình lịch sử dầy đau thương và cũng vô cùng hào hùng của dân tộc chỉ được ghi vẻn vẹn 11 dòng trong sách giáo khoa ??? Nói như Bác Hồ đã từng nói :" CHÚNG TA KHÔNG BÀI PHÁP ,KHÔNG BÀI NGOẠI ,KHÔNG BÀI NHÂN DÂN PHÁP ,NHƯNG KIÊN QUYẾT BÀI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC "! Vận dụng lời nói này chúng ta có quyền nói rằng :"CHÚNG TA KHÔNG BÀI TRUNG QUỐC ,KHÔNG BÀI NHÂN DÂN TRUNG QUỐC ,NHƯNG VỚI BỌN BÀNH TRƯỚNG BÁ QUYỀN TRUNG QUỐC ĐÃ GÂY BIẾT BAO TỘI ÁC VỚI VIỆT NAM TA THÌ CHÚNG TA KIÊN QUYẾT BÀI TRỪ VÀ CHỐNG LẠI CHÚNG "!MỘT KHI CHÚNG CHƯA TỪ BỎ DÃ TÂM XÂM LƯỢC VỚI ĐẤT NƯỚC TA THÌ TA CÒN MÃI MÃI GHI SÂU MỐI THÙ QUÂN XÂM LƯỢC MAN RỢ VÀ XẢO TRÁ NÀY !
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo