Huyền bí

Những cơn ác mộng có thể gây tử vong?

Cập nhật lúc 22-04-2014 09:02:32 (GMT+1)

 

Rất nhiều nghiên cứu về những cơn ác mộng chỉ ra rằng hiện tượng loại này có tác dụng thử thách sự kiên cường của tâm trí chúng ta. Nếu tinh thần của bạn không mạnh mẽ, ác mộng có thể gây nên những ảnh hưởng to lớn, thậm chí dày vò tinh thần ngay cả khi bạn đã thoát khỏi giấc mộng.


Tiến sỹ Patrich McNamara (Trường Y thuộc Đại Học Boston) xem xét các cơn ác mộng trên phạm vi lâm sàng hiện đại nhưng cũng tính đến các yếu tố lịch sử của hiện tượng giấc mơ ở rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Ông kết nối cơn ác mộng với một thế giới tràn ngập những linh hồn quái ác.

Hiện tượng nhập hồn

Các ghi chép trong lịch sử và cả thời hiện tại đều cho rằng, những người thường xuyên gặp ác mộng, thường là dấu hiệu của các chứng rối loạn tâm trí, thậm chí có thể được coi là sự nhập hồn.

Tiến sỹ McNamara dường như không có vẻ gì bối rối khi đề cập đến việc nhập hồn.

“Ác mộng thường liên quan đến các nhân vật siêu nhiên vốn sẽ tấn công hoặc đuổi theo người ngủ mơ theo một cách nào đó. Ý tôi là những con quái vật, sinh vật, quỷ dữ, linh hồn, các con vật kỳ dị và những thứ tương tự như vậy”, Tiến sỹ McNamara trả lời phỏng vấn với ấn bản Bostonia của cựu sinh viên đại Học Boston. “Bản thân chỉ có thể trốn thoát khỏi cơn ác mộng mà không bị thương tích khi chúng ta từ chối nhìn hoặc nói chuyện hoặc tiếp xúc trên bất cứ phương diện nào với con quỷ. Khi bản thân tiếp xúc với con quỷ, tất cả các loại ảnh hưởng tồi tệ sẽ theo sau, bao gồm, theo cách nói của các nền văn hóa tổ tiên, như là bị tà nhập hay bị nhập hồn”.

“Đây là một thực tế lâm sàng thú vị khi mà, thậm chí cho đến ngày hôm nay, hầu hết các trường hợp nhập hồn không chủ ý trên thế giới đều xảy ra vào ban đêm. Người đó sẽ tỉnh dậy trong tình trạng bị nhập hồn”, ông nói. Ông nói rằng việc nhập hồn xảy ra phổ biến hơn mọi người thường nghĩ nhiều. “Nó là một trải nghiệm của con người mang tính toàn cầu”.

Khi bị tấn công, sức mạnh bản ngã của một người đang mơ sẽ bị thách thức trong cơn ác mộng. Cũng giống như đối mặt với các khó khăn trong cuộc đời, việc chiến thắng một cuộc tấn công trong cơn ác mộng cũng có thể làm cho con người ta mạnh mẽ hơn, tiến sỹ McNamara nói.

Những cơn ác mộng thường xuyên xảy ra với những người có “đường biên giới mỏng”, ông nói – tức, những người nhạy cảm với các ấn tượng giác quan và những người có bộ óc sáng tạo.

Những người bị chấn thương cũng sẽ trải nghiệm các cơn ác mộng một cách thường xuyên. Như đã được gợi ý trong các nghiên cứu hiện đại về hiện tượng nhập hồn khác, các bệnh nhân bị chấn thương đôi lúc có thể tách ý thức của họ ra khỏi thân thể như một biện pháp giải quyết cơn đau, do đó để cho các chủng các loại ý thức khác tùy ý điều khiển thân thể họ.

Nhà thần kinh học và tâm thần học, tiến sỹ McNamara đã nghiên cứu về ác mộng trong hơn một thập kỷ qua trước khi viết cuốn “Khoa học và giải pháp cho những cơn ác mộng” vào năm 2008.

Rối Loạn Tâm Trí

mental-illness-shutterstock-98616947-WEBONLY

Một phụ nữ mắc chứng rối loạn tâm trí. Ảnh: Shutterstock

Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu thuộc đại Học Warwick (Anh) xuất bản một nghiên cứu trong đó nhìn nhận mối liên kết giữa ác mộng kinh niên của trẻ con với chứng rối loạn tâm trí trong cuộc đời sau này. Nghiên cứu cho thấy, trẻ em thường xuyên gặp ác mộng có khả năng cao hơn gấp ba lần người thường trong việc trải qua những quấy nhiễu tâm trí trong giai đoạn tuổi thanh thiếu niên.

Cũng cần lưu ý là điều này không có nghĩa tương tự như mối quan hệ nguyên nhân-kết quả. Có thể là những người hay gặp ác mộng cũng hay bị rối loạn tâm trí.

Khi xem xét về ảnh hưởng dài hạn của ác mộng đến tâm trí, một câu hỏi được nêu lên là, nếu một người chết trong một giấc mơ thì liệu anh ta có chết ngoài đời thực không?

Liệu bạn có thể chết nếu bị giết Trong một cơn ác mộng?

Đây là hiện tượng mang tên “hội chứng chết đột ngột về đêm không thể giải thích” (sudden unexplained nocturnal death syndrome) viết tắt là SUNDS. Một số người đoán rằng hội chứng có thể có mối liên hệ đến các cơn ác mộng, nhưng thực tế, mối liên hệ này chưa được kiểm chứng một cách chặt chẽ và còn xa mới có thể khẳng định được. Hiện tượng SUNDS phổ biến hơn đối với nhóm đàn ông trẻ tuổi, những người có thói quen đi ngủ với một cái bụng no căng. Điều này làm nảy sinh các nguyên nhân tâm sinh lý không cần thiết..

Một hiện tượng khác liên quan đến cái chết trong giấc ngủ là trạng thái tự tử giả cận giấc ngủ, tức là người ta tự tử ở trong giấc ngủ của họ. Một bài viết trên Tạp Chí Khoa Học Pháp Luật năm 2003 giải thích: “Các biểu hiện phức tạp xuất hiện trong giấc ngủ có thể dẫn đến những hậu quả bạo lực và gây chấn thương, hoặc thậm chí là cái chết. Những trường hợp dẫn đến tử vong có thể bị nhầm lẫn với tự tử.”

Một số người nói rằng đây là điều đã xảy ra đến với nghệ sỹ đương đại Tobias Wong, người đã treo cổ tự tử ở thành phố New York vào năm 2010.

Doree Shafrir của trang Buzzfeed đã viết một bài kể về trải nghiệm cá nhân của cô với hội chứng kinh hãi về đêm và cũng có đề cập đến Wong. Chứng kinh hãi về đêm khác một chút với một cơn ác mộng ở chỗ người ngủ có thể biểu hiện ra nhiều cử động vật lý hơn hoặc la hét trong các cơn kinh hãi và họ có thể không nhớ các đoạn giấc mơ là nguyên nhân gây nên các phản ứng của họ. “Nó lướt qua tâm trí tôi và tôi thật sự đã bị dọa gần chết,” cô viết.

“Giả thiết thuyết phục về cái chết của Tobias Wong là anh ta treo cổ tự tử khi đang trải qua một cơn kinh hãi về đêm. Tôi hình dung rằng có một thứ gì đó trong tâm trí mách bảo anh ta rằng tự treo cổ mình mới là cách duy nhất để trốn thoát khỏi ai đó, hoặc cái gì đó đang đuổi theo anh ta, giống như một  tình huống mà tôi đã từng nghĩ rằng cách duy nhất để cứu mạng bản thân là nhảy ra khỏi cửa sổ hoặc đập vỡ một ô cửa kính.”

Tất nhiên rất khó để có thể thiết lập bất cứ mối liên hệ rõ ràng nào giữa các cơn ác mộng và cái chết, vì nguyên nhân của cái chết được triển hiện ra bên trong tâm trí một người và người đó không thể mô tả lại điều đó bởi vì họ đã chết do gặp phải hiện tượng đó rồi.

Làm Thế Nào Để Chống Lại Các Cơn Ác Mộng: Hãy Coi Những Thứ Đáng Sợ Thật Ngớ Ngẩn 

Một phương pháp phổ biến để giúp những người hay gặp các cơn ác mộng triền miên vượt qua chúng là biến một hình ảnh ghê rợn thành thứ gì đó an lành. Để đánh thức sự sống về, người đó phải nhận dạng các cảnh tượng đáng sợ mà thường xuất hiện lặp lại trong các cơn ác mộng hoặc các cơn ác mộng với chủ đề tương tự. Sau đó anh ta hoặc cô ta sẽ hình dung lại nó thành một hình ảnh đỡ ghê rợn hơn, có thể đôi lúc vẽ ra một tờ giấy để giúp mường tượng ra nó một cách rõ ràng hơn và để củng cố thêm hình ảnh đó.

Chẳng hạn với các fan của “Harry Potter,” có thể nghĩ về cảnh nhân vật Neville Longbottom đang hình dung vị Giáo Sư Snape đáng gờm trong trang phục của bà ông ta, từ đó có thể dẹp tan sự sợ hãi gắn liền với nhân vật đó một cách hiệu quả.

Nguồn: Vietdaikynguyen

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo