Khoa học công nghệ

Virus máy tính là gì?

Cập nhật lúc 22-12-2019 13:53:46 (GMT+1)

 

Virus máy tính từ lâu không còn xa lạ với những ai dùng máy tính, nó có lịch sử phát triển khá dài và không ngừng biến đổi theo tiến trình phát triển của công nghệ phần mềm trên thế giới. Virus máy tính có thể làm hỏng ổ cứng, xóa dữ liệu,... với nhiều mức độ phá hủy khác nhau. Vậy virus máy tính là gì, cách thức hoạt động để lây nhiễm của nó như thế nào?


1. Virus máy tính là gì?

Virus máy tính hay còn gọi là vi rút để chỉ những đoạn mã chương trình được thiết kế để xâm nhập vào máy tính, nhằm mục đích lấy cắp thông tin, xóa dữ liệu, gửi email nặc danh, tự động nhân bản để lây lan.

Trước đây virus được viết ra nhằm mục đích thử nghiệm, nhưng càng về sau này thì virus đã trở nên nguy hiểm hơn khi chúng được hướng đến việc đánh cắp thông tin cá nhân người dùng, tạo cơ hội cho các tin tặc nắm quyền điều khiển hoặc những hành động khác nhằm chuộc lợi.

Hiện tại hệ điều hành Windows đứng đầu trong danh hệ điều hành bị nhiễm virus, do số lượng người dùng Windows chiếm phần lớn nên số lượng virus trên hệ điều hành này cũng không ngừng tăng theo, nhiều kiểu biến thể khác nhau.

2. Cách hoạt động và lây nhiễm của virus

Máy tính được hoạt động bằng các lệnh ở dạng mã máy để thực thi một tác vụ nào đó. Mã máy là dãy số nhị phân và được lập trình dẫn tới những công việc được xác định lặp đi lặp lại nhiều lần được tổ chức thành modul riêng gọi là routine, và khi thực hiện tác vụ cho routine thì trình đang chạy thực hiện lệnh đến routine đó để thực thi. Routine có cấu trúc điểm vào (entry) là nơi bắt đầu và điểm ra (exit) trả lại điều khiển cho trình gọi khi đã hoàn thành công việc.

Virus được viết dưới dạng một routine, sẽ sửa tham số địa chỉ của lệnh trỏ đến địa chỉ của nó và khi kết thúc virus thì chuyển điều khiển đến routine được gọi của trình. Virus máy tính chỉ hoạt động dưới dạng mã lệnh.

 

Virus có thể lây nhiễm ở nhiều cách thức khác nhau và càng ngày càng tinh vi hơn.

Virus lây nhiễm qua email

Email là cách thức truyền thống để liên lạc, trao đổi với nhau cho tới ngày nay. Virus sẽ tìm toàn bộ email liên lạc trong danh sách và tự động gửi mail hàng loạt. Và khi người nhận mail click vào file đính kèm, link liên kết, hay trong chính nội dung email thì virus nhanh chóng lây lan theo cấp số nhân.

Virus lây nhiễm qua mạng Internet

Hình thức lây nhiễm qua Internet ngày nay phổ biến nhất và là phương thức chính. Virus có thể lây nhiễm qua các file tài liệu, phần mềm khi chúng ta tải từ trên mạng xuống, hay bạn đang truy cập vào những trang web được cài đặt virus. Ngoài ra vấn đề lỗ hổng bảo mật của các hệ điều hành cũng tạo sơ hở cho virus tấn công.

Vậy làm sao biết máy tính đã bị nhiễm virus? Thường có một số dấu hiệu nhận biết cơ bản như máy tính chạy chậm bất thường, màn hình máy tính liên tục bị lỗi như lỗi máy tính màn hình xanh,... thì bạn có thể nghĩ tới vấn đề nhiễm virus.

3. Làm thế nào để phòng chống virus máy tính?

Đây được coi là phương thức bảo vệ máy tính truyền thống và nên thực hiện với mọi máy tính. Mặc dù ngày nay cũng có một số loại virus có khả năng vô hiệu hóa phần mềm antivirus nhưng việc sử dụng các phần mềm chống virus vẫn rất cần thiết.

Những phần mềm nổi tiếng mà bạn hoàn toàn tin tưởng cài đặt như Bkav, Kaspersky, Avira, AVG, ESET, Avast, BitDefender…

Sử dụng tường lửa bảo mật

Cũng giống như phần mềm diệt virus thì tường lửa cũng cần sử dụng để bảo vệ máy tính trước những tác nhân gây hại. Tường lửa sẽ kiểm soát máy tính chặt chẽ để thông báo ngay tới người dùng khi có vấn đề.

Cập nhật bản vá lỗi hệ điều hành

Lỗ hổng hệ điều hành luôn tạo sơ hở để virus xâm nhập máy tính. Chính vì vậy người dùng cần cập nhật các bản vá lỗi của Windows tại trang web Microsoft Update.

Ngoài những cách phòng tránh trên thì người dùng cũng cần phải cảnh giác trước những loại file lạ khi copy từ người khác, quét virus file trước khi mở, kiểm soát hoạt động của các phần mềm để phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Nguồn: quantrimang.com

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo