Kinh doanh

Chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc và kinh nghiệm của doanh nghiệp Séc khi làm ăn ở Việt Nam

Cập nhật lúc 23-10-2014 12:30:00 (GMT+1)
Một công ty của Séc tại Việt Nam (Ảnh: Robert Mikoláš)

 

Do chi phí sản xuất ở Trung Quốc thời gian cuối có chiều hướng tăng, nhiều công ty nước ngoài đang chuyển hướng sang các quốc gia khác. Một trong số những quốc gia đó là Việt Nam. Cách đây một năm, công ty Hydra, một công ty Séc đã bắt đầu đưa vào sản xuất sản phẩm tụ điện nhằm cung cấp cho khách hàng của mình là các nhà sản xuất dụng cụ điện dân dụng. Và hiện nay công ty lại đang xuất chính những chi tiết, những sản phẩm này vào Trung Quốc.


“Đó là những tụ điện dùng cho động cơ một chiều hoặc trong các thiết bị chiếu sáng”- giám đốc công ty Hydra ở Đà Nẵng, ông Zdenek Jindrak vừa chỉ cho chúng tôi xem sản phẩm vừa giải thích. Công ty đang hoạt đông với công suất mỗi ngày là 28 nghìn sản phẩm.

Nhà máy với 170 công nhân Việt Nam, đang cung cấp nhiều loại tụ điện khác nhau cho các nhà sản xuất đồ điện dân dụng trên thế giới được xây dựng trên khu đất gần cảng biển sau một thời gian “truy tìm” vị trí ở nhiều nước khác nhau thuộc khu vực Đông Nam Á. Khu đất này họ được thuê lâu dài với thời gian 36 năm.

“Một phần, bởi đó là quốc gia tương đối ổn định về chính trị cũng như tín ngưỡng, đất nước rất bình yên. Vị trí và khoảng cách khá thuận lợi với các khách hàng lớn của chúng tôi, đó là những khách hàng ở Ấn Độ và Trung Quốc”. Ông Zdenek Jindrak giải thích vì sao công ty ông quyết định rời bỏ Trung Quốc để chuyển sang sản xuất tại Việt Nam.

“Hiện nay, các chi phí sản xuất ở Trung Quốc không những đã đắt hơn, mà các điều kiện cho hoạt động kinh doanh và môi trường công nghiệp cũng không còn được ổn định”

Chủ doanh nghiệp phải đảm bảo cho công nhân có bữa ăn nóng và đóng lệ phí công đoàn

Hơn nữa, cũng theo doanh nghiệp này cho biết thì chi phí sản xuất ở Việt Nam hiện thấp hơn chừng 20%. Tuy nhiên, ở Việt Nam họ phải thực hiện một số trách nhiệm khác, khá là không bình thường so với điều kiện như ở nước ta (CH Séc- ND)

“Với những công nhân làm việc hơn 6 tiếng một ngày chúng tôi phải chu cấp cho họ bữa ăn nóng. Có nghĩa là chúng tôi phải nấu bữa sáng, bữa tối và cho cả ca đêm”

“Và luật còn quy định bắt buộc rằng, nếu như có trên 100 lao động thì doanh nghiệp phải thành lập tổ chức công đoàn. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng lệ phí cho các thành viên công đoàn.

“Với tôi điều kiện lao động rất thuận lợi. Tôi tìm được thông tin tuyển dụng từ internet, từ nhà máy về nhà rất gần, chỉ một đoạn đường và thu nhập hàng tháng của tôi rất ổn định” một công nhân tên là Thiện, 26 tuổi cho biết.

Thế nhưng doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam cũng gặp những khó khăn khác, thí dụ như chuyển đổi hay thanh toán thương mại bằng đồng đô-la.

Do ngân hàng địa phương thường rất khan hiếm đô-la, vì thế phải đợi khi họ có thì họ mới chuyển khoản. Thanh toán bằng đồng euro thì nhanh hơn và thuận tiện hơn một chút.

Chú ý những kẻ lừa đảo

Để thành công trong việc đầu tư ở Việt Nam, theo Zdenek Jindrak cho biết thì cũng phải hết sức cẩn thận với những kẻ lừa đảo:

“Rất đơn giản – chính vì thế nhiều doanh nghiệp Séc đã phải “cuốn gói” ra đi khỏi Việt Nam, do để bị lừa bởi những trò nhẹ dạ cả tin. Anh cứ nghĩ rằng anh có một đối tác, đối tác đó là người Việt Nam và hứa đủ thứ, kể cả góp tiền của mình vào dự án, và hứa làm rất tốt. Thực tế là không làm gì cả”.

“Làm tốt, nhưng chỉ làm cho đầy cái túi không đáy của mình. Vì thế cứ một mình, làm tất cả một mình, dành thời gian cho công việc và tìm những người tử tế. Không thể thấy ngay được mà cần phải chịu khó tìm kiếm”- Zdenek Jindrak nói thêm.

Người dịch: Nguyễn Cường- vietinfo.eu

Nguồn: rozhlas.cz

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo