Kinh doanh

Mỗi năm hàng nghìn người kinh doanh ở Séc bị sở thuế hủy diệt

Cập nhật lúc 29-04-2017 21:08:59 (GMT+1)

 

Các cơ quan quản lý thuế ở Cộng hòa Séc có thẩm quyền thực hiện cái biện pháp gọi là lệnh bảo đảm. Lẽ ra nó chỉ nên thực hiện trong những trường hợp cực đoan. Thế nhưng trên thực tế thuế vụ CH Séc áp dụng biện pháp này tương đối phổ biến và với cả người vô tội.


Ý nghĩa của lệnh bảo đảm theo như mô tả của Tòa án Tối cao, là đưa vào giữ một khoản tiền ở mức mà cơ quan quản lý thuế cho rằng sẽ tương ứng với nghĩa vụ thuế tương lai.

“Lệnh bảo đảm là định chế pháp lý hết sức cực đoan và bất thường. Sử dụng trong những trường hợp, khi ví dụ đối tượng đang ra sân bay và trong va li của mình là 50 triệu korun ăn cắp được. Lúc đó là phù hợp và cần thiết. Nhưng nó không có ý nghĩa khi sử dụng với người, có phân xưởng sản xuất, hàng trăm công nhân và mấy chiếc xe tải mà chắc chắn là không có âm mưu lẩn trốn, cho nên không đe dọa nguy cơ nhà nước bị thất thoát. Kể cả nếu như có chứng minh được, là đã làm chuyện gì đó,” chuyên viên thuế và thành viên Liên đoàn những đối tượng đóng thuế David Hubal bình luận.

Thế nhưng các cơ quản quản lý thuế ở CH Séc sử dụng lệnh bảo đảm cả trong những trường hợp không cần thiết và có thể nếu bất kỳ người kinh doanh nào cũng có thể trở thành nạn nhân. Người kinh doanh có thể gặp rắc rối như vậy, ví dụ khi người cung cấp hàng cho mình không nộp thuế DPH đầy đủ. Mặc dù người kinh doanh hoàn toàn không thể biết được chuyện đó, nhưng sở thuế vẫn có quyền quyết định thu giữ mọi tài sản.

Trong những năm gần đây, lệnh bảo đảm được thực hiện rất phổ biến và thực tế này phản ánh cả qua các số liệu thống kê. Trong năm 2014 các cơ quan quản lý thuế sử dụng lệnh bảo đảm trong 2426 trường hợp, một năm sau đó đã là 2793 và năm ngoái là 2927. “Đó là số phận của hàng nghìn người bị hủy diệt, kể cả khi họ không làm gì sai trái, chỉ vì họ đã mua hàng hóa dính dáng đến lừa đảo thuế,” David Hubal bổ xung.

Cả người sáng lập Liên đoàn những đối tượng đóng thuế Jan Rambousek cũng khẳng định thực tế này và cho rằng trong nhiều trường hợp công chức thuế vụ đã lạm dụng quyền hạn. “Tôi coi là nghiêm trọng, nhất là khi cơ quan quản lý thuế sử dụng định chế này như hình thức bảo đảm, để đề phòng khi biện pháp hiệu chỉnh thuế khác bất thành,” Jan Rambousek bình luận.  

Nếu khi cơ quan quản lý thuế đã ban hành lệnh bảo đảm, thì người kinh doanh trước hết ngay lập tức phải thanh toán. Nếu không sở thuế sẽ tiến hành biện pháp cưỡng bức. Theo nhiều chuyên viên thuế, hành động này của các công chức thuế CH Séc có thể so sánh với gestapo.

Tình hình đã đi quá xa và không hiếm trường hợp người kinh doanh “chờ được vạ má đã sưng”, đại diện một số đảng đối lập đã kêu gọi thủ tướng Bohuslav Sobotka cần có động tác can thiệp.

Theo chủ tịch đảng cánh hữu đối lập TOP 09 cựu bộ trưởng Tài chính Miroslav Kalousek, thì biện pháp ban hành lệnh bảo đảm được các sở thuế sử dụng rộng rãi từ khi Andrej Babiš lên làm bộ trưởng Tài chính.

 David Nguyen - Echo24, ČTK
©Vietinfo

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo