Luật châu Âu

Sự khác biệt giữa người tị nạn và người xin quyền tị nạn

Cập nhật lúc 06-10-2014 08:02:43 (GMT+1)

 

Không nên nhầm lẫn hai khái niệm trên với một khái niệm nữa là lao động di cư, ví dụ những người tới từ Đông Âu. Họ là đối tượng được phép tới Anh lao động theo luật Châu Âu. Họ có quyền công dân tại Anh Quốc như người Anh có quyền tại các nước Châu Âu khác.


Dân tị nạn (refugee) là ai?

Những người vì lo sợ bị tổn hại do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hoặc là thành viên của một nhóm xã hội nào đó, hiện đang không có mặt tại quốc gia quê hương của mình và không thể trở về dưới sự bảo hộ của quốc gia là những người dân tị nạn.

Người xin quyền tị nạn (asylum seeker) là ai?

Người xin tị nạn là người nộp đơn xin được tị nạn và đang đợi quyết định từ chính quyền nước mà họ nộp đơn sẽ chấp nhận hay từ chối họ. Nói cách khác, tại Anh người xin quyền tị nạn là người chờ chính phủ Anh trao cho danh nghĩa dân tị nạn.

Anh Quốc có nhiều người xin tị nạn hơn các nước khác không?

Không. Mỹ mới là nước có nhiều đơn xin tị nạn nhất với 70.400 đơn trong năm 2012, chiếm 8% lượng đơn cá nhân trên toàn thế giới. Theo sau là Đức, Nam Phi, Pháp. Tính đến cuối tháng 7/2013, Anh chỉ nhận 23.499 đơn mới.

Người xin tị nạn trái phép là ai?

Không có khái niệm ‘người xin tị nạn trái phép’. Mọi người đều có quyền được xin tị nạn vào quốc gia khác. Những cá nhân không đủ điều kiện trở thành người tị nạn có thể bị trục xuất, song không phải những ai không được cho phép tị nạn đều là người xin tị nạn phép.

Người xin tị nạn nhận được hỗ trợ gì ở Anh?

Phần lớn người xin tị nạn không có quyền lao động tại Anh và phải sống dựa vào trợ cấp chính phủ. Họ sẽ được cấp nhà ở song không được chọn ở nơi nào và thường là những căn nhà mà người dân ở khu vực đó không muốn sống. Họ cũng có thể nhận trợ cấp tiền, với mức hiện nay là £36,62/người/tuần.

Bảo hộ nhân đạo là gì?

Bảo hộ nhân đạo được cấp cho những cá nhân không đạt chuẩn dân tị nạn theo định nghĩa Hiệp ước 1951 nhưng vẫn có nhu cầu được bảo hộ quốc tế. Những đối tượng được nhận bảo hộ nhân đạo là người nếu trở về quê nhà sẽ phải chịu: (1) án tử hình, (2) những cách đối xử, trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân tính hoặc (3) đe dọa từ tranh chấp vũ tranh nội hoặc ngoại khu.

Người xin quyền tị nạn và dân tị nạn khác nhau ở đâu?

Người xin tị nạn là người yêu cầu được chính phủ Anh bảo trợ nhưng chưa nhận được hồi đáp chính thức. Dân tị nạn là người đã chứng minh được họ cần sự bảo trợ theo luật pháp quốc tế và chính phủ đã cho phép họ tị nạn vào Anh.

Không nên nhầm lẫn hai khái niệm trên với một khái niệm nữa là lao động di cư, ví dụ những người tới từ Đông Âu. Họ là đối tượng được phép tới Anh lao động theo luật Châu Âu. Họ có quyền công dân tại Anh Quốc như người Anh có quyền tại các nước Châu Âu khác.

Nếu một đối tượng bỏ trốn khỏi nhà để bảo vệ cuộc sống, tính mạng của mình nhưng vẫn chưa vượt qua biên giới quê nhà, họ được coi là dân di tản.

Nguồn: UNHCR/Viethome

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo