Luật LB Đức

Cấp dưỡng cho con tuổi trưởng thành và quyền lợi của chúng

Cập nhật lúc 13-11-2010 10:20:58 (GMT+1)
Ảnh minh họa: internet

 

Nguyên tắc tối cao trong Luật cấp dưỡng (giữa bố mẹ và con cái đã trưởng thành) là sự quan tâm và tôn trọng lẫn nhau.


Một số quy định mới:

- Nguyên tắc tối cao trong Luật cấp dưỡng (giữa bố mẹ và con cái đã trưởng thành) là sự quan tâm và tôn trọng lẫn nhau.

- Chỉ những người con đã trưởng thành nhưng còn đang học nghề mới được nhận cấp dưỡng từ bố mẹ.

- Con cái đã trưởng thành tự chọn lựa ngành học cho mình, không phụ thuộc vào bố mẹ.

- Chu kỳ cấp dưỡng của sinh viên là kỳ học của mỗi ngành được quy định tại trường Đại Học (Regelstudienzeit).

- Sinh viên sau khi đổi ngành học khác vẫn có quyền nhận cấp dưỡng.

- Bố mẹ là người quyết định cách thức chi trả cấp dưỡng cho con cái họ.

- Mức độ cấp dưỡng được tính theo thu nhập của bố mẹ.

- Thông thường, nếu mức thu nhập của mỗi người bố mẹ dưới 1.100 Euro, họ sẽ không phải trả cấp dưỡng nuôi con.

- Nhu cầu đảm bảo cuộc sống của mỗi sinh viên là 640 Euro/tháng.

- Trong thời gian học nghề hoặc học đại học, con cái không bắt buộc có trách nhiệm phải tự lao động kiếm sống.

- Thu nhập riêng của con cái có thể sẽ bị tính khấu trừ vào nhu cầu cấp dưỡng.

Trợ cấp cho học sinh/sinh viên:

- Học sinh/sinh viên được nhận BaföG sẽ không được nhận thêm trợ cấp theo Luật Xã hội quyển II (ALG II).

- Tuy nhiên, vẫn có trường hợp được coi ngoại lệ. Đặc biệt, những người phải tạm ngừng thời gian học tập vì bệnh tật, khi thai nghén hoặc nuôi dạy con hỏ (xin nghỉ bảo lưu).

Trong trường hợp khó khăn đặc biệt, tiền trợ cấp Hartz IV có thể được trả dưới dạng tiền cho vay Darlehen. Tuy nhiên, với những điều kiện và đòi hỏi khắt khe.

- Ngoài ra, khi gặp hoàn cảnh cần giúp đỡ, người mang thai từ tuần thứ 13 hoặc những nguôi con một mình. v.v. cũng có thể đệ đơn xin trợ cấp. Cũng như vậy, có thể xin trợ cấp Hartz IV hoặc tiền xã hội cho thân nhân, đặc biệt là con cái cũng chung sống với bố mẹ, nhất là khi họ không được nhận thêm những khoản cấp dưỡng khác.

- Học sinh / sinh viên được nhận BaföG trong thời gian học tập có thể kiếm việc làm thêm và cùng lắm là xin thêm Hartz IV. Chỉ trong trường hợp không có khả năng lao động, họ mới có thể xin tiền xã hội và trợ cấp xã hội.

Tiền con khi trưởng thành:

Kể từ ngày 1.1.2010, tiền con, nhà nước hỗ trợ cho 2 người con đầu, mỗi người 184 Euro/tháng, người con thứ ba 190 Euro/tháng và kể từ người con thứ tư, mỗi người nhận 215 Euro/tháng. Người có quyền xin hưởng thường là bố mẹ của chúng. Trong trường hợp họ không hề nuôi dưỡng hoặc quá ít quan tâm, con cái có thể trực tiếp xin nhận số tiền đó từ nhà nước. Con cái trên 18 tuổi chỉ được nhận tiền con khi thoả mãn điều kiện: đối với trường hợp đang đi học được cấp đến năm tròn 25 tuổi. Thời gian đi nghĩa vụ quân sự hoặc dân sự có thể kéo dài thời gian nhận tiền ocn. Thời gian quá độ giữa hai giai đoạn học tập (ví dụ từ khi tốt nghiệp phổ thông đến lúc vào đại học), nhà nước vẫn trả tiền con với điều kiện không được kéo dài quá 4 tháng. Con cái chỉ được nhận tiền con nếu mức thu nhập riêng của chúng dưới 8.004 Euro/năm (kể từ năm 2010, trước đó là 7.680 Euro). Đó là mức thu nhập được tính trong những tháng nhận tiền con, tiền BaföG cũng được tính là thu nhập vì trong đó có phần là tiền hỗ trợ (mức hỗ trợ trong khoản tiền BaföG sinh viên là 50%, trong khoản BaföG học sinh là 100%). Lưu ý: mức thu nhập sẽ giảm ½ cho mỗi tháng không nhận tiền con trong năm.

Trợ cấp tiền nhà cho sinh viên:

Sinh viên được nhận BaföG thông thường không được trợ cấp thêm tiền nhà, ngoại trừ một vài trường hợp sau đây: 1- Những người nhận BaföG dưới dạng vay Darlehen của ngân hàng có thể đệ đơn xin tiền nhà. 2- Những người được nhận BaföG và sống cùng con cái và/hoặc cùng những thành viên gia đình hay bạn đời có thể xin tiền nhà, nếu trong hộ gia đình của mình tối thiểu có một thành viên không nhận BaföG hay bất cứ một hỗ trợ giáo dục hoặc tiền học nghề nào khác. 3- Ngoài ra, tất cả các sinh viên không được nhận BaföG (hoặc không được nữa) đều có thể xin tiền nhà, ví dụ khi  họ đã hoàn thành một khoá học phụ, thay đổi ngành học, không được chấp nhận trợ cấp vì quá tuổi hoặc chưa thể tốt nghiệp với lý do không hợp lệ (như trình báo điểm quá muộn hoặc học quá thời gian quy định). 4- Những sinh viên không ràng buộc quan hệ họ hàng và cùng thuê một căn hộ của ký túc xá đều có thể đệ đơn xin tiền nhà, kể cả một người đứng ra đại diện thuê nhà và những người kia chỉ thuê lại. Tuy nhiên, nếu không có hợp đồng cho thuê lại, chỉ người đại diện đứng ra thuê nhà mới có quyền xin hưởng tiền nhà. Lúc này, tiền thuê nhà phải chia đều cho tất cả những người cùng ở trong căn hộ và chỉ lấy phần của người đại diện thuê nhà để tính hưởng tiền nhà. 5- Một căn hộ chung chỉ có thể xin tiền nhà, nếu mức thu nhập của tất cả các thành viên đều không vượt quá mức thu nhập tiêu chuẩn quy định. Từ ngày 1.1.2009, mức thu nhập tiêu chuẩn này cho hộ độc thân là 870 Euro/tháng, cho hộ 2 người là 1.190 Euro/tháng (các khoản này đều có giá trị với bậc thuê nhà số VI, các bậc thuê nhà từ I-VI này tuỳ theo mỗi vùng với dân số trên 10.000 người nhằm áp dụng để tính mức trợ cấp tiền nhà và mức thu nhập). Tuy nhiên, thu nhập quá thấp cũng không thuận lợi khi xin tiền nhà, tối thiểu phải là nhu cầu cần giúp đỡ và trợ cấp xã hội.

Phụ cấp tiền nhà (Wohngeldkostenzuschuss)

Theo điều §22 đoạn 7 Luật xã hội SGB II, tiền này nhằm hỗ trợ thêm cho học sinh/sinh viên khi thuê nhà để chi trả tiền lò sưởi trong trường hợp tiền thuê nhà thật sự cao hơn khoản tiền nhà tính đổ đồng trong trợ cấp giáo dục. Chỉ một số học sinh nhận BaföG và các sinh viên được hưởng trợ cấp BaföG, ở cùng bố mẹ mới có thể xin thêm phụ cấp này. Một trong những điều kiện là học sinh/sinh viên không thể đi làm thêm và trong khoản tiền cấp dưỡng của bố mẹ họ cũng không bao gồm khoản tiền nhà. Nếu bản thân bố mẹ họ là người xin hưởng trợ cấp, trước tiên cũng phải đệ đơn xin tiền nhà cho con cái (khoản tiền trợ cấp này sẽ cao hơn phụ cấp tiền nhà). Phụ cấp tiền nhà và lò sưởi phải phù hợp và do từng vùng tự quy định.

Nguồn Wordpress

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo