Nhiều công ty Séc đã bị các đối tác Trung Quốc lừa đảo
![]() |
Ảnh minh họa (podnikatel.cz) |
Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ của Séc cho biết gần đây những kẻ lừa đảo Trung Quốc đang gia tăng hoạt động nhằm vào các doanh nghiệp Cộng hòa Séc. Chúng chào mời và hứa cung cấp những sản phẩm, hàng hóa với giá cả hấp dẫn và yêu cầu trả trước tiền cọc rất cao. Những người đặt hàng, cuối cùng, tiền mất mà hàng thì cũng không thấy.
Những kẻ lừa đảo Trung Quốc đang gia tăng hoạt động nhằm vào các doanh nghiệp Cộng hòa Séc. Chúng chào mời và hứa cung cấp những sản phẩm, hàng hóa với giá cả hấp dẫn và yêu cầu trả trước tiền cọc rất cao. Những người đặt hàng, cuối cùng, tiền mất mà hàng thì cũng không thấy.
Ở Châu Âu nói chung và Cộng hòa Séc nói riêng, ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp các doanh nghiệp bị dính bẫy của những kẻ lừa đảo Trung Quốc. Mới đầu, chúng thể hiện là những nhà cung cấp, những đối tác tin cậy, nhưng sau khi hợp tác thì các doanh nghiệp chỉ còn biết khóc. Có thể nói, đây là một kiểu mánh khóe mới đang được những kẻ lừa đảo Trung Quốc áp dụng, khi chúng yêu cầu trả trước những khoản đặt cọc rất cao để tìm cách kiếm tiền của những doanh nghiệp Châu Âu cả tin.
Một trường hợp như thế được Karel Havlicek, chủ tịch Hiệp hội các nhà doanh nghiệp vừa và nhỏ (Cộng hòa Séc) dẫn làm ví dụ.
Một doanh nghiệp ở vùng Đông Séc đã “phải lòng” nhà cung cấp Trung Quốc vì nhiều nguyên nhân. Khác với các đối thủ cạnh tranh, người này chào hàng với một mức giá rẻ hơn và thời hạn giao hàng cũng nhanh hơn. Chủ của công ty Séc, người sau đó phát hiện ra trò lừa đảo này, cũng may lại là một người rất cẩn thận. Do chưa biết về đối tác, lúc đầu ông chỉ đặt một lượng hàng nhỏ, nhằm mục đích thử chất lượng và kiểm tra khả năng hợp tác. Và cuối cùng thì đó là may mắn mà ông đã làm. Thay bằng nhận được những cuộn folie là hàng đặt theo hợp đồng, thì trong container được đóng 20 tấn bột thực phẩm, thậm chí còn vung vãi khắp container. Định khiếu nại, nhưng ông đành chịu vì không biết khiếu nại ở đâu. Công ty cung cấp hàng tắt telephone, không hồi đáp email. Hàng trăm nghìn tiền đặt cọc, coi như mất cùng với những cuộn folie đã đặt.
Nếu bỗng nhiên nhận được những lời chào hàng hấp dẫn từ đối tác Trung Quốc, tốt nhất, các doanh nghiệp Séc nên yêu cầu những nhà cung cấp Trung Quốc này cho danh sách khách hàng mà họ đã cung cấp. Danh sách này bao gồm thông tin, về việc họ đã cung cấp cho doanh nghiệp nào ở CH Séc hay ở EU. Trong trường hợp bị lừa, có thể yêu cầu Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ CH Séc hỗ trợ. Do sự gia tăng nhiều trường hợp tương tự, đại diện của Hiệp hội mới đây đã có buổi làm việc với bà đại sứ Trung Quốc tại CH Séc.
Có thể nói đa số các doanh nghiệp Trung Quốc rất lịch sự, nhưng cùng với sự gia tăng quan hệ hợp tác thương mại, số những vụ việc tiêu cực như nói ở trên cũng tăng dần. Một sự cẩn thận không được bỏ qua, đó là khi quyết định chuyển tiền đặt cọc cho một đối tác chưa biết, các doanh nghiệp nên xử dụng những biện pháp ngân hàng hoặc yêu cầu đối tác gửi danh sách khách hàng, theo đó có thể đánh giá độ tin cậy và đàng hoàng của họ, ông Karel Havlicek cho biết. Nếu đối tác Trung Quốc không chấp nhận những yêu cầu này, tuyệt đối không nên chấp nhận bất cứ hình thức trả trước nào.
Tác giả: Zdeněk Vesecký (podnikatel.cz)
Người dịch: Nguyễn Cường (vietinfo.eu)