Ai là người đứng sau vụ hạ bệ tổng thống Zimbabwe?
![]() |
Phó tổng thống 75 tuổi Zimbabwe, Emmerson Mnangagwa. (Ảnh: Report Focus News) |
Theo tờ Dailymail của Anh, người đứng sau giật dây hành động đảo chính lật đổ tổng thống 94 tuổi Robert Mugabe ở Zimbabwe chính là cựu phó tổng thống 75 tuổi vừa bị cách chức, Emmerson Mnangagwa – còn có biệt danh là “The Crocodile” (Cá Sấu).
Mnangawa là bạn chiến đấu, từng sát cánh bên Mugabe.
Mnangagwa là một nhà quý tộc đầy quyền lực và ảnh hưởng ở Zimbabwe. Mnangagwa đã thẳng tay đàn áp các đối thủ chính trị hồi thập niên 80 của thế kỷ XX với sự trợ giúp của lữ đoàn 5 khét tiếng do Bắc Triều Tiên đào tạo. Hàng nghìn người đã bị giết trong chiến dịch Gukurahundi, còn Mnangagwa phủi tay, phủ nhận mọi liên can. Mnangagwa nổi tiếng đến mức có thể lái xe vòng quanh Zimbabwe mà không cần có vệ sĩ đi cùng.
Mnangagwa có một sự nghiệp chính trị dài và đa dạng. Ông đồng thời là bộ trưởng các bộ tư pháp, quốc phòng, nội vụ và tài chính, cũng như phát ngôn viên của hạ viện. Ngoài ra, người đàn ông này còn là một cựu điệp viên bậc thầy.
Mnangagwa từng được tất cả thừa nhận là người kế nhiệm của Tổng thống đương nhiệm Mugabe cho đến khi bị sa thải và buộc phải trốn sang Nam Phi vào tuần trước. Mugabe buộc tội cấp phó của mình đã âm mưu đảo chính. Trong khi vợ tổng thống, bà Grace thì tố cáo Mnangagwa là một con rắn độc cần phải loại trừ khỏi chính trường.
Năm 1983, Mnangagwa đã tiến hành một vụ đàn áp lớn ở Matabeleland, vùng tây nam Zimbabwe. Mười nghìn người đã bị giết. Trong ảnh là các thi thể được tìm thấy sau vụ thảm sát.
Người dân ngồi trước cửa trại giam Salisbury, nơi giam giữ Mugabe và Mnangagwa sau vụ treo cổ ba tù nhân James Dhlamini, Victor Mlambo và Duly Shadrack được thực thi bởi chính quyền Ian Smith mà chưa được sự cho phép của Nữ hoàng Anh.
Mnangagwa (phải) và Mugabe, ảnh chụp tại thời điểm diễn ra vụ thảm sát Gukurahundi.
Mnangagwa có biệt danh là crocodile (cá sấu). Trong ảnh ông đang vỗ tay khi được tặng một con cá sấu giả.
Mnangagwa là lãnh đạo phe “Lacoste” trong đảng cầm quyền, tên gọi được đặt tên theo trang phục của nhóm thường có logo cá sấu, trùng với biệt danh của Mnangagwa. Trong ảnh là Mugabe và Mnangagwa (phải).
Mnangagwa cùng Mugabe và Josiah Tongogara, một chỉ huy quân du kích.
Mugabe và Mnangagwa, ảnh chụp từ năm 2004.
Mnangagwa đang tuyên thệ khi nhậm chức phó tổng thống trước Mugabe vào năm 2014.
Mnangagwa trong cuộc tiếp xúc cử tri năm 2016.
Nhưng, Mnangagwa, người vừa sống sót sau một âm mưu ám sát bằng thuốc độc từ một cây kem của Mugabe, đã tuyên bố với các đồng minh là ông ta sẽ nhanh chóng quay trở lại, và rằng mọi thứ sẽ được giải quyết nhanh gọn.
Mnangagwa là lãnh đạo phe “Lacoste”, nhóm chính trị chuyên mặc áo có logo cá sấu, trong đảng của Mugabe. Phe Lacoste nhận được sự ủng hộ lớn của các lãnh đạo quân đội Zimbabwe. Đối lập với nhóm này là nhóm G40 của bà Grace, vợ ông Mugabe.
Bà Grace Mugabe, vợ tổng thống đương nhiệm Robert Mugabe được xem là đối thủ chính trị chính của Mnangagwa.
Sau vụ đảo chính, xem ra Mnangagwa đã giành ưu thế trước bà Grace trong cuộc đấu nhằm thừa kế chức tổng thống mà ông Mugabe đã giữ hơn 30 năm qua. Được biết, ông này đã từng tốt nghiệp tại Đại học London. Mnangagwa là người sát cánh cùng ông Mugabe từ những ngày đầu, trong cuộc chiến chống nạn phân biệt chủng tộc của những người da trắng thiểu số cầm quyền. Không lâu sau khi đảng ZANU-PF, chính đảng lãnh đạo Zimbabwe, được thành lập năm 1963, Mnangawa được cử đi huấn luyện quân sự ở Trung Quốc.
Ông ta được gắn với biệt danh “Crocodile” sau khi trở về và dẫn dắt nhóm quân sự “Crocodile Group” trong cuộc nội chiến. Nhóm này đã phá hủy một số con tàu trong các chiến dịch chống phá chính phủ cầm quyền Rhodesian, dẫn đến việc Mnangagwa bị bắt vào năm 1965. Ông ta bị buộc tội liên quan đến các hoạt động nổi dậy và bị tra tấn. Nhưng không bị tuyên án tử hình sau khi tự bào chữa là chưa đủ 21 tuổi, do đó không thể bị tử hình. Thay vào đó là 10 năm tù giam ở nhiều nhà tù khác nhau từ Salisbury, rồi Grey, Khami và Harare. Thời gian ở tù tại Salisbury (sau đổi tên là Harare), Mnangagwa đã kết nối với Mugabe và những lãnh đạo khác của phe đối lập.
Thành viên nhóm du kích da đen của quân đội giải phóng Zimbabwe (ZALA) lãnh đạo bởi Robert Mugabe trong một cuộc thị uy, ngày 6/2/1980.
Năm 1980 đã diễn ra vụ tuần hành thị uy của ZALA, cùng năm đó Robert Mugabe giành quyền lực và trở thành thủ tướng.
Sau khi bị trục xuất đến Zambia, Mnangagwa học luật và đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, ông là thành viên của đảng ZANU-PF.
Khi Zimbabwe giành quyền độc lập vào năm 1980, Mugabe là thủ tướng còn Mnangagwa là bộ trưởng an ninh. Bảy năm sau, khi Mugabe lên nắm chính quyền trở thành tổng thống, Mnangagwa được bổ nhiệm bộ trưởng bộ tư pháp.
Sự trung thành của Mnangagwa được tưởng thưởng bằng ghế đại biểu chỉ định, phát ngôn viên hạ viện năm 2000.
Mnangagwa và vợ Auxilia tháng 1/2017.
Sự trung thành với Mugabe được đền đáp vào năm 2000 khi Mnangagwa bị mất ghế trong quốc hội, ông được chỉ định đại biểu không cần qua bầu cử và được bổ nhiệm là phát ngôn viên của hạ viện.
Mnangagwa trả ơn Mugabe bằng cách ủng hộ Mugabe trong cuộc bầu cử năm 2008. Mà theo như Crocodile tuyên bố là ông đã “lái dư luận” để đưa Mugabe giành chiến trước trước đối thủ Morgan Tsvangirai sau khi thất bại ở vòng một.
Hàng trăm người ủng hộ Tsvangirai đã bị giết trong các vụ ẩu đả chính trị, khiến Tsvangirai phải xuống nước và Mugabe một mình về đích trong cuộc bầu cử năm đó.
Sau đó, Mnangawa đã được bổ nhiệm thành bộ trưởng quốc phòng, và năm 2013, trở thành phó tổng thống.
Xe quân sự tuần tiễu trên đường phố thủ đô Harare trong ngày 15/11 sau khi có tin ông Mugabe và gia đình đã bị bắt
giữ.
Tối qua, có ba vụ nổ ở thủ đô Harare, và người ta thấy xe quân sự xuất hiện trên đường phố.
Xe tăng phong tỏa một con đường giữa những tin đồn là tổng thống Mugabe đã bị bắt giam.
Đây là quang cảnh thủ đô Harare của Zimbabwe sau vụ đảo chính.
Mọi người đều thừa nhận Mnangagwa sẽ trở thành người kế nhiệm Mugabe, trừ đệ nhất phu nhân Grace Mugabe. Tháng trước, bà đã thông báo về những dấu hiệu của một cuộc đảo chính tiến hành bởi phó tổng thống trong lúc căng thẳng chính trị không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cuộc đối đầu đến chức tổng thống giữa bà Grace và ông Mnangagwa xem ra đã đến hồi kết sau vụ đảo chính.
Vũ Dũng