Sứ quán liệt truyện

Những tình tiết mới của vụ tự sát tại Đại sứ quán VN ở Malaysia

Cập nhật lúc 07-04-2018 05:12:19 (GMT+1)
Đại sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur, Malaysia

 

Người phụ trách điều tra của cảnh sát Malaysia ngày 5/4 xác minh với VOA rằng cảnh sát nước này đã nhận được trích xuất camera tại hiện trường do Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam cung cấp. Hiện công tác điều tra đang được tiến hành trong lúc chờ các kết quả xét nghiệm.


>Máu đã đổ tại sứ quán Việt Nam ở Malaysia!

Bà Trần Thị Mai, 37 tuổi, được cho biết đã dùng dao mang theo trong túi xách và tự đâm vào ngực mình sau khi đến ĐSQ để làm thủ tục xin cấp giấy thông hành về nước hôm 3/4.

Theo lời thanh tra Mohd Ridzuan Bin Alang của cảnh sát quận Dang Wangi, Kuala Lumpur, hình ảnh từ camera cho thấy sau khi đến đại sứ quán với một người đàn ông được cho là người môi giới, bà Mai đã tỏ ra tức giận với người ở bên trong đại sứ quán và sau đó rút dao tự sát.

“Bởi vì mọi người chạy tán loạn nên tôi chưa thể xác định được bà ấy giận dữ với ai”, thanh tra Ridzuan Alang nói với VOA.

“Bà ấy đến đại sứ quán với người môi giới. Tôi chưa biết người đàn ông này là ai. Hiện tôi đang tìm hiểu xem bà ấy nói gì với người môi giới này trước khi tự sát”.

Cảnh sát Ridzuan Alang cho biết thêm rằng người môi giới hiện đã bỏ trốn và bà Mai có vẻ như đang gặp trục trặc với visa để về nước.

“Bà ấy nổi giận. Bà ấy không về được Việt Nam, tôi nghĩ có thể vì bà ấy gặp trục trặc về visa”.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều ngày 3/4 ra thông cáo nói: “Tại nơi làm thủ tục, khi chưa nộp hồ sơ và tiếp xúc với cán bộ lãnh sự, chị Mai có biểu hiện bất bình thường (đập bàn, la hét) và rút dao từ trong túi xách mang theo người và tự gây thương tích. Sự việc diễn ra đột ngột, nhân viên bảo vệ, cán bộ Đại sứ quán và những người có mặt không kịp can thiệp”.

Tại cuộc họp báo diễn ra 2 ngày sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm rằng Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao đã có thư chia buồn với gia đình bà Mai và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để giải quyết hậu sự.

Malaysia là một trong những điểm đến trong khu vực của nhiều lao động Việt Nam. Rất nhiều người trong số này sang Malaysia theo dạng du lịch, sau đó ở lại để làm việc chui nên thường xuyên phải đối diện với những bất an vì bị cảnh sát truy bắt. Chính vì vậy, khi muốn về nước, họ phải đến Đại sứ quán Việt Nam để làm giấy tờ thông hành.

Một công nhân người nước ngoài làm chui tại một công trường xây dựng ở Kuala Lumpur, Malaysia.
Một công nhân người nước ngoài làm chui tại một công trường xây dựng ở Kuala Lumpur, Malaysia.

Mặc dù nguyên nhân dẫn đến việc bà Mai tự sát chưa được xác định, nhưng vụ việc đang khiến nhiều người trong cộng đồng Việt Nam bức xúc lên tiếng về những tiêu cực tại các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.

Nhiều người từng đến làm thủ tục tại đây cho biết họ rất “uất ức” vì những khoản lạm thu phi lý và thái độ tiêu cực của nhân viên Đại sứ quán.

Chị Hương, một người Việt tại Kuala Lumpur, nói với VOA:

“Than thở là đúng rồi. Người Việt Nam mình qua đây rất nhiều. Có cộng đồng Việt Nam ở bên đây là rất mừng. Nhưng ngược lại, [Đại sứ quán] không giúp đỡ gì mà còn cắt cổ, cứa cổ người ta không. Hỏi sao cộng đồng không lên án?”

Một nguồn tin từ Malaysia xác nhận với VOA vào tối 6/4 rằng thi thể của bà Mai đã được đưa về tới Việt Nam sau khi được cộng đồng người Việt quyên góp hỗ trợ các khoản chi phí.

Bà Mai qua đời để lại 3 con nhỏ, trong đó có một bé mới 7 tháng tuổi.

Nguồn: VOA

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo