Sức khỏe

Bất ngờ công dụng chữa bệnh của cải cúc khi làm theo cách này

Cập nhật lúc 25-02-2017 15:24:25 (GMT+1)
Rất nhiều món ăn bài thuốc được chế biến từ rau cải cúc. Ảnh minh họa.

 

Không chỉ được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng, rau cải cúc là món ăn bài thuốc cho những người bị đau đầu kinh niên.


Rau cải cúc được mệnh danh là rau “thần dược” của mùa đông bởi hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cải cúc chứa tới 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và nhiều vitamin A, B, C… cùng các khoáng chất khác. Nếu so sánh về dinh dưỡng thì hàm lượng carotene trong cải cúc cao gấp 15 – 20 lần so với dưa chuột, cà tím; hàm lượng lượng canxi gấp 2 lần so với dưa hấu, dưa chuột và gấp 6 lần so với cà chua.

Để tận dụng giá trị dinh dưỡng trong rau cải cúc, ngoài việc kết hợp cùng các thực phẩm khác để được món ăn chính, rau cải cúc còn được dùng ép thành nước cốt để uống, thành phần axit amin và tinh dầu trong rau cải cúc giúp cơ thể mang lại sự sảng khoái, minh mẫn, và ổn định huyết áp.

Ngoài ra, nước ép rau cải cúc còn rất thích hợp với những người bị đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, thường xuyên. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu ép sống cải cúc cần chọn rau sạch và ngâm rửa cẩn thận để loại bỏ các ký sinh trung còn sót lại trong rau.

Dưới đây là một số công dụng của rau cải cúc đối với sức khỏe:

Hỗ trợ giảm cân

Rau cải cúc chứa rất nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng lại chứa rất ít năng lượng và hầu như không chứa chất béo có hại, có tác dụng giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, cải thiện làn da và duy trì vóc dáng cực kỳ hiệu quả, rất thích hợp với người muốn giảm béo.

Tốt cho người cao huyết áp

Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc điều trị, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích... Vào mùa đông, cải cúc là món nên bổ sung vào thực đơn bằng cách ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.

Trị đau đầu kinh niên

Lấy một ít cải cúc già, giữ cả phần rễ cây đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước để uống. Ngoài ra dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).

Trường hợp bị hoa mắt, chóng mặt, hãy dùng 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg làm sạch, rán vàng, cho rượu và gừng, nước sôi đung với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại. Làm trong liệu trình 10 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.

Cải cúc nấu canh thịt nạc là món rất ăn rất thích hợp cho phụ nữ sau sinh. Ảnh minh họa.

Cải cúc nấu canh thịt nạc là món rất ăn rất thích hợp cho phụ nữ sau sinh. Ảnh minh họa.

Chữa ít sữa sau sinh

Để nhiều sữa sau sinh, sản phụ nên bổ sung món rau cải cúc và thịt nạc, cách chế biến tốt nhất là hấp cách thuỷ. Các làm như sau: rau cải cúc 300g, thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, mắm muối vừa đủ. Rau cải cúc nhặt rửa sạch. Lạc nhân giã nhỏ. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ trộn với lạc, mắm muối, viên thành viên bằng quả táo.

Dùng bát to, đặt lớp cải cúc ở đáy bát, sau đó cho thịt vào, trên cùng lại rải lớp cải cúc, đem hấp cách thuỷ, khi chín chia làm 2 lần ăn với cơm. Cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Hỗ trợ tiêu hóa

Hàm lượng lớn kali và muối khoáng trong cải cúc đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời chất xơ của rau này còn giúp làm tăng cường co bóp dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tăng cường chuyển hóa protein giúp phân hủy chất béo

Nguồn: MH/Gia đình

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo