Sức khỏe

Ngồi nhiều có hại cho sức khoẻ, nên đứng dậy.

Cập nhật lúc 22-09-2014 10:43:58 (GMT+1)
CON NGƯỜI VẪN TỰ HÀO MÌNH LÀ SINH VẬT SINH RA ĐỂ ĐỨNG THẲNG

 

Từ lâu nay, các công trình nghiên cứu y học đều cho rằng thái độ ít vận động là nguyên nhân gây ra tình trạng sức khoẻ suy kém, đưa đến đủ loại bệnh tật như bệnh béo mập, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, và huyết áp cao.


Ngồi suốt cả ngày làm cơ thể đau nhức, gây ra nhiều thứ bệnh tật.Vài đề nghị được đưa ra để chữa những thiệt hại gây ra vì ngồi nhiều.

 CON NGƯỜI VẪN TỰ HÀO MÌNH LÀ SINH VẬT SINH RA ĐỂ ĐỨNG THẲNG.  Vâng, theo quá trình tiến hoá, tổ tiên của loài người đã đứng dậy đi bằng hai chân, tránh khỏi loài vuợn, và các con thú khác đi bằng bốn chân. Nhưng thực tế cho thấy bất cứ chỗ nào chúng ta được mời đến, đều để sẵn ghế cho chúng ta ngồi. Ngồi trong xe hơi lái đi, ngồi trên xe điện đi làm hàng ngày, ngồi xuống để ăn, ngồi xuống làm việc tại văn phòng, ngồi ở nhà xem TV- thậm chí vào phòng mạch bác sĩ để khám định kỳ cũng ngồi xuống. Tất cả những thứ tiện nghi, lịch sự, hiếu khách vừa kể có thể không có lợi cho cơ thể của con người.

Một bằng chứng mới chúng ta phải lo ngại, nói rằng mặc dù chúng ta cố gắng giữ thời khoá biểu tập thể dục hàng ngày đúng boong, nhưng chỉ vì ngồi làm việc tám tiếng một ngày, mọi công lao tập thể dục đều trở nên vô tích sự. Thực vậy, bác sĩ nào cũng khuyên chúng ta cần phải tập thể dục, vì đó là điều thiết yếu để có sức khoẻ tốt. Nhưng lúc gần đây đang có một trào lưu mới khuyên chúng ta chỉ ngồi thật ít. Ngồi ít chừng nào tốt từng nấy. Nói cụ thể hơn, nếu có phải họp hành với nhau, nên họp theo lối đứng. 

Bác sĩ James Levine, Giám đốc chương trình Obeisity Solution Initiative, một công tác do Bệnh Viện Mayo Chinic và trường Arizona State University cùng hợp tác nhằm ngăn ngừa bệnh béo phì, nói rằng: “Nếu chúng ta từng quan niệm làm cái gì cũng cứ “đứng” trông kỳ cục quá. Bây giờ chúng ta nên đổi ngược lại quan niệm này: “Ngồi” là hành vi trông kỳ cục.”. Được biết bác sĩ Levine là người sáng chế ra cái bàn làm việc để vừa làm vừa đứng, gọi là treadmill desk.

Từ lâu nay, các công trình nghiên cứu y học đều cho rằng thái độ ít vận động là nguyên nhân gây ra tình trạng sức khoẻ suy kém, đưa đến đủ loại bệnh tật như bệnh béo mập, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, và huyết áp cao. Nhưng bác sĩ từ trước đến nay cứ cho rằng người ít vận động là người lười tập thể dục. Khẩu hiệu khuyên mọi người là “Let’s Move” “Hãy Rủ Nhau Vận Động”. Ông bác sĩ Oz còn tóm tắt phương thức giữ thân hình thon nhẹ là: “Eat less, Move more” “Ăn ít đi, Vận động nhiều, là có thân thể thon nhẹ.”

Nhưng nghiên cứu thật kỹ vào những tài liệu sưu khảo người ta thấy rằng thay thế một giờ nằm dài trên sô pha để xem TV bằng một giờ chạy nhảy chưa đủ để bù đắp cho sự thiếu vận động. Nghiên cứu 43 tài liệu về hoạt động hàng ngày lại nhận thấy dù tập thể thao nhiều đi nữa, những người ngồi nhiều bị rủi ro mắc bệnh colon cancer- ung thư đại tràng- nhiều hơn 24%, bệnh ung thư những bộ phận ở bụng 32%, và ung thư phổi 21%.

Một cuộc nghiên cứu khác cho thấy xem xét hai nhóm nam và nữ có cùng số thời gian tập thểdục ngang nhau, nhóm nào ngồi nhiều hơn, nhóm đó dễ bị bệnh nhiều hơn. Nóí cách khác, ngồi nhiều làm mất đi lợi lạc, hiệu quả của tập thể dục.

Tại sao lại có chuyện như vậy? Bởi vì cơ thể con người sinh ra là để vận động, và vận động trở thành nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Vận động làm tiêu trừ bớt calorie để các tế bào hoạt động đồng đều, đúng theo phần vụ của nó. “Ngồi” làm suy giảm hoạt động của các cơ phận, làm cho cái máy của cơ thể ít làm việc, trở nên kém hữu hiệu, cho đến lúc các tế bào đưa ra tín hiệu phải vận động đi thôi, để tránh sự bất động của cơ thể.

Nhưng ngay cả khi chúng ta không tập thể dục, chúng ta vẫn vận động, và sử dụng năng lượng. Có một từ mới để mô tả hiện tượng này: NEAT hay non exercise activity thermogenesis, dịch nôm na là hoạt động sinh nhiệt, không cần thể dục – và nhờ nó mà bộ máy trong cơ thể được châm dầu mỡ, chạy êm ru, chưa kể là những việc làm lặt vặt cũng giúp đốt cháy calorie. Ví dụ xếp quần áo, đứng dậy đi lên xuống lên lầu, xuống nhà xe, chạy vội ra bến xe cho khỏi lỡ chuyến xe, hay làm bất cứ việc gì nhúc nhích thân thể.

Từ đây, chúng ta nắm được ý nghĩa của chữ NEAT, và hãy coi chừng, nó quan trọng lắm đấy. Cơ thể con người nếu ngồi nguyên một chỗ sẽ không phát ra năng lượng, do đó sẽ có những ám hiệu bảo mình nên đứng dậy, đi đứng, hoạt động - để đốt cháy bớt calorie. Chỗ này chúng ta phải hiểu là các phân tử nhỏ không được nhúc nhích hoạt động, nó nằm chán phèo, không cho nó làm nhiệm vụ của nó. Trong lúc đó, chu trình tạo ra chất béo cứ tà tà hoạt động thoải mái, làm cho chúng ta trở nên uể oải, lười biếng, không muốn đứng dậy, nhấc đít ra khỏi cái ghế. 

Một số tín hiệu khác khiến chúng ta cứ dính mãi cái đít vào ghế ngồi xuất phát từ não bộ. Nghiên cứu thú vật, các nhà khoa học nhận thấy hình như những con chuột cống mập có một nút bấm nào đó trong não bộ ngăn cản chúng không đốt cháy calorie NEAT một cách hữu hiệu. Lý do này chưa được rõ ràng, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem trong não của chúng ta có bộ phận nào ngăn cản, hay xúi dục chúng ta vận động hay chăng.

Nếu tìm ra được điều này để giải thích một phần nào lý do vì sao ngồi nhiều có hại cho cơ thể con người. Ví dụ người ngồi nhiều ở văn phòng làm việc chỉ đốt cháy được 300 calorie theo dạng NEAT mỗi ngày. Trong khi người đứng pha cà phê ở tiệm  cà phê mỗi ngày có thể đốt cháy 1,300 calorie dễ dàng.

Bác sĩ Levine nói rằng cơ cấu đốt cháy calorie theo dạng NEAT có thể thay đổi được. Do đó, chúng ta không cần phải bỏ việc làm văn phòng để đứng pha cà phê. Chúng ta chỉ cần thay đổi tác phong làm việc là đủ. Thay vì dùng ghế ngồi là chính, từ nay chúng ta dùng đôi chân đứng là chính. Ông cho biết cứ đứng để làm việc có thể đốt cháy thêm 500 đến 1000 calorie mỗi ngày. Chưa hết, một cuộc nghiên cứu khác tìm thấy rằng có sự liên hệ mật thiết giữa thói quen ngồi xuống của một nhóm đàn ông- ngồi xem TV, ngồi trong xe hơi- với sự gọn gàng, thon nhẹ của cơ thể. Nói rõ hơn là ngồi nhiều thì khó mà có thân thể thon gọn được, dù rằng có tập thể dục nhiều đi chăng nữa. Ngoài ra, ngồi nhiều còn làm phát sinh những rủi ro mắc bệnh béo phì, mỡ cao, và huyết áp cao. Những thứ này dễ đưa đến các bệnh về tim mạch.

Như vậy, chúng ta hãy có gắng đứng thẳng nhiều hơn là ngồi xuống bàn giấy làm việc. Không chừng tìm một cái bàn làm việc theo thế đứng, gống như bàn của các hoạ viên, hay kiến trúc sư, làm chúng ta phải đứng, là một ý kiến hay. Gắn điện thoại vào chân, hay trả lời điện thoại trong lúc đi tới đi lui trong phòng có lợi hơn là ngồi xuống ghế. Đi bộ trong phòng làm việc, hay đi quanh trong nhà rất tốt. Bác sĩ Levine đề nghị nên đứng trong lúc họp, thay vì ngồi xuống ghế.

Theo bác sĩ Levine: “Chúng ta nên thay đổi nề nếp cũ. Tôi muốn mỗi khi chúng ta muốn ngồi xuống thì phải xin phép.”. Nói khác đi, từ nay chúng ta nên coi việc đứng thẳng trở thành lối ngồi kiểu mới.

• Trung bình mỗi ngày một người lớn ngồi, không vận động hơn 8 giờ đồng hồ.

• Rủi ro bị colon cancer- ung thư trực tràng- tăng 24% đối với những người hay ngồi nhiều, ít vận động.

Bài tường trình của Alice Park trên báo TIME ngày 8/9/2014

Nguyễn Minh Tâm dịch
Nguồn: baocalitoday

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo