Thành công đồng thời là thất bại của Việt Nam trong cuộc chiến chống covid
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: internet |
Đến cuối năm 2020 quốc gia 96 triệu dân này ghi nhận chưa đến 1400 ca nhiễm virus corona. Nhưng theo nhà nghiên cứu František Roček viết trong bình luận trên trang website prvnizpravy.cz, thì hầu như Việt Nam đang hoàn toàn thất bại trong chiến lược tiêm chủng.
Tương tự như nhiều quốc gia châu Âu nhất là Vương quốc Anh, từ đầu tháng Năm 2021 tại Việt Nam các ca lây nhiễm tăng bất thường. Trong khi đó, tỉ lệ công dân được tiêm chủng của Việt Nam còn tụt hậu so với phần lớn các quốc gia láng giềng Đông Nam Á. Thậm chí nếu không xẩy ra phép mầu nhiệm nào thì đến giữa năm tới Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng tiêm chủng cho một nửa dân số của mình.
Từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát trong năm 2020 đến ngày 7 tháng Năm 2021 Việt Nam chỉ ghi nhận 3137 ca nhiễm covid- 19. Nhưng từ 7 tháng Năm đến 16 tháng Sáu con số này bất ngờ vọt lên 11 635 ca. Mặc dù vậy so với đa số các nước trên toàn thế giới tỉ lệ này vẫn là con số đáng mơ ước. Ví dụ Campuchia láng giềng với dân số 16 triệu người đã phát hiện hơn 40 nghìn ca. Thái Lan có dân số gần như Việt Nam đã ghi nhận hơn 205 nghìn ca.
Chủ nghĩa lạc quan là sai lầm khi đương đầu với dịch bệnh
Nguyên nhân vì sao để Việt Nam là quốc gia hạn chế được các ca lây nhiễm tốt nhất thế giới, nhưng lại thuộc nhóm các quốc gia yếu kém nhất trong công tác tiêm chủng?
Hoàn toàn không phải vì lí do kinh tế. Theo ước tính mới nhất Việt Nam đã đặt mua 31 triệu liều vacine Pfizer, đã đàm phán mua từ 50-150 triệu liều Sputník V của Nga và chắc sẽ nhận đủ gần 39 triệu liều AstraZeneca. Ngoài ra còn thêm khoảng 30 triệu liều vacine do các công ty tự mua. Chính phủ Việt Nam đã giải ngân 630 triệu USD trong gói dự kiến 1,1 tỉ USD để thanh toán 150 triệu liều vacine đã đặt mua.
Thế nhưng phần lớn các thương vụ đàm phán này diễn ra sau khi các ca lây nhiễm bùng phát hồi cuối tháng Tư, cho nên hầu hết các đơn hàng phải tới cuối năm 2021 thì Việt Nam mới có thể nhận được. Hơn nữa, khi các loại vacine ngừa virus corona hiện nay trên thế giới vẫn đang thuộc loại "hàng hiếm" và được ưu tiên cho những điểm nóng, thì khu vực khống chế dịch tốt nhất thế giới như Việt Nam vẫn có thể chờ.
Và không chỉ vậy, ví dụ như vacine Pfizer đến tận ngày 12 tháng Sáu vừa qua mới được cơ quan quản lý của Việt Nam phê chuẩn chính thức.
Như vậy, đến cuối năm nay Campuchia có thể đã hoàn tất tiêm chủng cho một nửa dân số. Và nếu như vacine đặt mua về tới Việt Nam đúng hạn đến cuối năm 2021, thì để đạt được tỉ lệ miễn dịch 50 phần trăm Việt Nam cần phải cả năm 2022.
Theo phân tích của Asia Times, nếu như Việt Nam muốn đạt được mục tiêu tiêm chủng cho một nửa dân số đủ hai liều trong vòng 6 tháng, thì mỗi ngày phải tiêm được 533 nghìn liều vacine.
František Roček bình luận, rằng không ai có thiếu xót để gây ra tình trạng này. Mà chỉ vì các quan chức Việt Nam đã bị tinh thần lạc quan thái quá làm cho mộng mị. Thậm chí ví dụ thủ tướng Việt Nam dạo đó còn ví von chuyện những cây cột điện ở Mỹ cũng muốn chạy về Việt Nam để tránh virus corona, đơn giản chỉ vì Việt Nam phòng chống dịch giỏi nhất thế giới. Và khi đương đầu với dịch bệnh thì đó là loại thuốc an thần vô cùng nguy hiểm. Bởi cả nhật báo Asia Times cũng cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đến đầu năm 2021 trước các số liệu lạc quan đạt được về số lượng các ca covid-19 trong nước đã không cảm thấy phải vội vã với vấn đề vacine.
Và chính trường Việt Nam trong giai đoạn đầu năm 2021 có mối quan tâm cao hơn nhiều, là đại hội đảng, sự kiện quan trọng được tổ chức 5 năm một lần. Và thời gian đó vấn đề vacine dĩ nhiên không phải là đề tài nóng.
Mặc dù vậy, những bài học tương tự như từ Việt Nam cũng không làm cho ai rút ra được kinh nghiệm gì về virus từ Vũ Hán. Cho tới nay nhân loại vẫn chưa biết được hậu quả đại dịch mà nó gây ra sẽ như thế nào và mọi hình thức phòng chống của từng quốc gia thực ra cũng hầu như là sự mò mẫm trước hoàn cảnh nhân loại chưa từng chứng kiến. Có thể là sau 2 hay 3 năm nữa, bởi vẫn còn quá mới mẻ cho tất cả.
David Nguyen- prvnizpravy.cz
©Vietinfo.eu