Đó đây

Trăng máu - Nguyệt thực dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào ngày 27/7/2018

Cập nhật lúc 26-07-2018 17:07:26 (GMT+1)
Trăng máu, ảnh minh họa.

 

Thứ 6, ngày 27/7/2018 tại Séc Trăng máu-Nguyệt thực bắt đầu quan sát từ 21h30 và kéo dài 103 phút. Mãi đến 9/6/2123 mới có nguyệt thực dài hơn là 1h46 phút.  Ở nhiều quốc gia, theo tín ngưỡng và tôn giáo, người ta đưa ra nhiều lời đồn đoán về hiện tượng trăng máu.


Theo khoa học

Trong nguyệt thực toàn phần, Mặt Trăng không chỉ bị tối đen. Vào tháng 7, chúng ta sẽ chứng kiến Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ vì ánh sáng Mặt Trời khúc xạ trên bề mặt Trái Đất, tương tự như khi hoàng hôn đỏ xuất hiện trên bầu trời.

Nguyệt thực ngày 27/7/2018 đặc biệt dài vì Mặt Trăng sẽ đi qua giữa vùng che khuất toàn phần, có nghĩa là nó sẽ vẫn còn trong bóng tối trong khoảng thời gian dài.

Khi Mặt trăng chỉ đi qua bên cạnh của vùng che khuất toàn phần, nguyệt thực sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác cần được xem xét. Ví dụ, vị trí của Trái Đất trong quỹ đạo của nó cũng đóng vai trò quan trọng.

Theo Earthsky, ngày 27/7, Trái Đất sẽ ở điểm xa Mặt Trời nhất, được gọi là điểm xa nhất, có nghĩa là nó tạo ra cái bóng lớn hơn. Đồng thời, Mặt Trăng sẽ ở điểm xa nhất trong quỹ đạo hàng tháng của nó xung quanh Trái đất, được gọi là điểm xa nhất của Mặt Trăng.

Sự kết hợp của những sự kiện thiên văn hiếm hoi này cho phép chúng ta quan sát hiện tượng nguyệt thực lâu và rõ nhất.

Vùng che khuất toàn phần (umbra)

Hiện tượng Trăng máu và những lời đồn ghê rợn

Họ tin rằng ánh trăng màu đỏ ẩn chứa một “quyền năng” đặc biệt nào đấy, con người sẽ trở nên điên loạn hơn vào những ngày này, dù khoa học đã chứng minh rằng đây chỉ là hiện tượng phản chiếu ánh sáng mặt trời.

Theo cuốn 'Từ điển về những điều mê tín dị đoan' của Iona Opie và Moira Tatem, đến tận những năm 1950, nhiều bà mẹ vẫn 'không dám phơi tã của con dưới ánh trăng vì sợ sẽ gặp điềm gở'.

Tuy nhiên, người dân các nước châu Á cho rằng nguyệt thực là do một sinh vật huyền thoại như rồng, gấu hay chó sói ăn mắt Mặt Trăng, đó cũng là dấu hiệu các vị thần đang tức giận chuẩn bị trừng phạt loài người.

Dịch bệnh, đói khát, mất mùa...có liên quan tới hiện tượng trăng máu?

Người Trung Quốc đã quan sát hiện tượng Mặt trăng máu từ năm 1000 TCN nhưng họ cũng không tìm hiểu được nguyên nhân của nó. Trong niềm tin tín ngưỡng, khi mặt trăng bị nhuốm màu đỏ như máu và biến mất khỏi bầu trời là lúc những con quỷ dữ tràn tới gây ra đại họa dịch bệnh, đói khát, mất mùa. Họ tổ chức những lễ vật cúng tế và dùng chiêng trống xua đuổi lũ quỷ. 

Ở Nhật Bản, người dân sợ hãi thứ ánh sáng của Mặt trăng máu đến mức phải chui xuống những căn hầm trú ẩn. Một số khác thì tin rằng hiện tượng này báo hiệu trận động đất lớn sắp xảy ra.

Còn quan niệm của người Ấn Độ, hiện tượng này được xem là điềm báo chiến tranh hay sự hủy diệt. Trong ngày xảy ra hiện tượng hiếm có này, họ sẽ không ăn thức ăn được nấu chín, không đụng tới vật sắc nhọn để tránh tai họa có thể xảy đến với mình. Và cũng trong ngày này, phụ nữ không được phơi đồ bên ngoài và nhất là phụ nữ mang thai, không được đi ra đường.



Ngày tận thế

 Trong đạo Phật, hiện tượng mặt trăng máu cũng đứng đầu trong 7 đại nạn có thể xảy ra. Đại nạn xếp vị trí số 1 này được gọi là "nhất nguyệt thất độ", là sự thay đổi màu sắc của Mặt trăng Mặt trời, trong đó có Mặt trăng máu. Khi hiện tượng này xảy ra, đại họa sẽ ập tới và hủy diệt cuộc sống bình an của người dân.

Theo những tài liệu ghi lại trong cuốn "Đại Chính Tàng Kinh": "Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát thì đó là dấu hiệu của tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược". "Nhật nguyệt bạc thực" ở đây chính là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà khoa học nói tới. Khi ấy hoặc là đại ôn dịch lưu hành, hoặc là gặp họa binh đao.

Từ đó có thể thấy, hiện tượng mặt trăng máu trong quan niệm của tín ngưỡng và tôn giáo luôn gắn liền với những "đại họa", những biến cố của tự nhiên hoặc lịch sử. Tuy nhiên, đối với khoa học, hiện tượng mặt trăng máu là hiện tượng tự nhiên kỳ thú mà nhiều người yêu thiên văn học rất mong chờ.

Một cuốn sách hướng dẫn sức khỏe được viết từ năm 1621 còn đưa ra những lời khuyên như sau:

'Khi đi ngủ, bạn nên kéo rèm cửa để che đi ánh trăng bởi nó rất có hại cho não bộ. Đặc biệt, khi ngủ dưới ánh trăng tròn có thể bị điên loạn, mù mắt hay thậm chí là biến thành người sói'.

Trong cuốn sổ tay tìm phủ thủy nổi tiếng có tên gọi 'Malleus Maleficarum' xuất bản vào năm 1486 có ghi chú:

'Những ngôi sao có thể tác động đến các linh hồn ác quỷ. Chúng có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi giai đoạn trong chu kỳ của Mặt trăng'.

Thậm chí với người phương Tây, đặc biệt là người Anh họ cho rằng việc chỉ vào mặt trăng trong ngày này là điều cấm kỵ.

Trong đạo Phật, hiện tượng trăng máu đứng đầu trong 7 đại nạn có thể xảy ra. Với người theo Thiên chúa giáo, họ cho rằng đó là sự trừng phạt của Chúa, là cách người thể hiện sự phẫn nộ đối với loài người.

Tại Séc đang là hạn hán kỷ lục của gần 100 năm, Châu Á nóng, lũ lụt và thế giưới đang đại loạn. 

Thanh Thảo tổng hợp

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #1 Trần: Vớ vẩn

    26-07-2018 22:56

    "Trong đạo Phật, hiện tượng mặt trăng máu cũng đứng đầu trong 7 đại nạn có thể xảy ra..."
    Câu này Thanh Thảo trích dẫn từ nguồn vớ vẩn trên mạng, chứ tôi nghĩ bạn không hiểu Phật giáo. Xin nhắc vơi bạn, Phật giáo lấy thuyết nhân - quả làm nền tảng, vậy các khá niềm điềm lành, điềm gở, dự báo đại nạn... không phải đạo Phật bạn ơi!
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo