Ba Lan

Obama tán dương Ba Lan là mẫu mực dân chủ

Cập nhật lúc 28-05-2011 23:03:04 (GMT+1)
Obama và Donald Tusk bắt tay nhau trong cuộc họp báo chung ngày 28 tháng 5, 2011

 

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay hoan nghênh vai trò lãnh đạo của Ba Lan trong việc tìm cách hỗ trợ cho các lực lượng dân chủ mới ở Bắc Phi và Trung Đông.


Phát biểu bên cạnh Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk vào lúc sắp kết thúc chuyến công du 2 ngày tại quốc gia Đông Âu này, ông Obama nói rằng Warsaw có thể đóng một vai trò phi thường trong việc xây dựng dân chủ ở Âu châu, Bắc Phi và Trung Đông vì chính lịch sử của Ba Lan trong việc dẹp bỏ quyền cai trị của Cộng sản Xô Viết.

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng trấn an Ba Lan về nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Washington với Moscow trong thời gian gần đây. Ông nói rằng Hoa Kỳ và Ba Lan đã đạt một thỏa thuận để thiết lập một đơn vị biệt phái của không quân Hoa Kỳ ở Ba Lan vào năm 2012 và bắt đầu huấn luyện cho không lực Ba Lan vào đầu năm 2013.

Ông cũng nhấn mạnh tới sức mạnh của liên minh an ninh của Washington với Ba Lan trong khuôn khổ của liên minh NATO, một liên minh mà các nước thành viên có bổn phận bảo vệ cho nhau. 

Trước đó trong ngày hôm nay, ông Obama đã đứng bên cạnh Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski và ca ngợi phong trào Đoàn Kết 1980 đã kết liễu sự khống chế của Liên Xô đối với Warsaw. Ông nói rằng đó là lúc mà người dân bình thường đứng lên và làm những việc phi thường với sự dũng cảm trong lúc đương đầu với nghịch cảnh. 

Ông so sánh những sự việc ở Ba Lan 30 năm trước với các cuộc nổi dậy được gọi là Mùa Xuân Ả rập đang diễn ra ở Bắc Phi và Trung Đông, và kêu gọi bình tĩnh trong lúc những quốc gia này trải qua giai đoạn chuyển tiếp tiến tới dân chủ.

Ngược lại, ông Obama đã mạnh mẽ chỉ trích lân bang của Ba Lan là Belarus, nơi mà ông nói là “dân chủ đang thụt lùi”. Ông nói rằng những hành động áp bức của Tổng thống Alexander Lukashenko đã có tác động tiêu cực trên khắp khu vực.

Ông Obama cũng cho biết ông ủng hộ dự luật ở quốc hội Mỹ đưa tới chỗ nới lỏng hạn chế thị thực nhập cảnh đối với công dân Ba Lan. Warsaw đã yêu cầu Hoa Kỳ dành cho qui chế miễn thị thực.

Ông Obama đến Ba Lan từ Pháp, nơi ông dự hội nghị thượng đỉnh của 8 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, tức khối G-8. Ba Lan là chặng dừng chân chót trong chuyến công du 6 ngày của ông Obama đến Âu châu, bắt đầu ở Ireland.

Thị thực

Một trong những đề tài được dư luận Ba Lan quan tâm rộng hơn là chủ đề miễn thị thực nhập cư cho người Ba Lan tới Mỹ. Dư luận thường đưa ra đòi hỏi này, coi đây là một trong những món "lại quả" mà Mỹ cần làm để giữ cân bằng cho thái độ dấn thân trung thành của Ba Lan trong vai trò đồng minh với Mỹ, ví dụ như trong cuộc chiến Afganistan và Irak.

Chuyện lớn

Nhưng các đề tài khiến chính giới quan tâm nhiều hơn lại là các quan hệ kinh tế, năng lượng và phòng thủ giữa hai nước trong đó hai bên cùng thăm dò khả năng hợp tác trong các lĩnh vực khai thác khí đốt trên lãnh thổ Ba Lan.

Ngoài đó, các trao đổi thương mại và phòng thủ trở nên ý nghĩa hơn khi Ba Lan nhập vai chủ tịch Liên Minh Châu Âu từ mùng 1 tháng 7 tới đây.

Tổng thống Mỹ, ngay sau khi tới Ba Lan lúc 18:00, trước khi bắt đầu trao đổi song phương, sẽ thực hiện các nghi lễ chính thức: đặt vòng hoa tại Mộ Liệt Sĩ Vô Danh tại quảng trường Pl. Piłsudski, Tượng Đài Tưởng Niệm Anh Hùng Trại Tập Trung (nạn nhân Phát-sít Đức).

Thượng đỉnh chống độc tài

Một trong những điểm dừng quan trọng mang tính quốc tế sẽ diễn ra tại Cung Vua - thành cổ Warszawa, nơi B.Obama cùng có mặt tại bữa tiệc tiếp đón 20 nguyên thủ quốc gia các nước Trung-Đông Âu trong phiên họp Thượng Đỉnh thứ 17 chủ đề "Con đường tới tự do" vốn đặt mục đích hỗ trợ các nước mới thiết lập dân chủ và cổ vũ dân chủ tại những quốc gia độc tài.

Trước khi rời Ba Lan vào thứ 7, B.Obama sẽ trao đổi cùng Tổng thống và Thủ tướng Ba Lan trong 2 cuộc gặp riêng để sau đó gặp mặt các lãnh đạo của 5 chính đảng Ba Lan tại quốc hội. Ngoài đó, một cử chỉ mang tính biểu tượng khác là cuộc gặp gỡ cùng các "cha đẻ của dân chủ" Đông Âu là các nhân vật tiêu biểu của phong trào đối lập cộng sản tại Ba Lan trước 1989, như Tadeusz Mazowiecki. Lech Wałesa, cáo lỗi lời mời tham dự cuộc gặp này.

Chuyến công tác Ba Lan của B.Obama kết thúc sau cuộc gặp đại diện gia đình nạn nhân thảm họa phi cơ Smolensk tại Nhà thờ Quân đội, cũng trong khung gian thành cổ Thủ đô.

Tổng thống B.Obama rời Ba Lan về Mỹ sau hơn 17 giờ công tác tại thủ đô quốc gia Đông Âu mà một số bình luận viên đánh giá là để xây dựng lòng tin trong mắt dư luận Ba Lan và duy trì cân bằng khi Ba Lan nhậm chức chủ tịch Liên Minh Châu Âu.

Chuyến thăm của Tổng thống tới Ba Lan khiến có tới hơn 10 cuộc biểu tình diễn ra tại Thủ đô của các nhóm lao động, có cả nhóm biểu tình đòi hợp pháp hóa cần sa.

Dư luận chú ý nhiều khi truyền thông so sánh hành xử của Secret Servis tại Ba Lan và Anh quốc, nơi việc chặn đường cho xe Tổng thống Mỹ đi không gây quá nhiều phiền hà cho dân thường như tại Ba Lan.

Trên các ngả có Tổng thống Mỹ đi qua, từ sân bay tới dinh tổng thống và thành cổ, đường sẽ bị chặn 2 tới 3 tiếng đồng hồ trước và sau lịch trình đoàn rước đi qua.


Barack Obama là tổng thống thứ 7 của Mỹ thăm Ba Lan. Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Ba Lan là Richard Nixon vào ngày 31 tháng Năm 1972. Trong cuộc nói chuyện với Edward Gierek - Tổng bí thư Đảng CNTN Ba Lan và Chủ tịch nước Henryk Jabłoński Nixon đảm bảo tăng cường quan hệ giữa BL và Mỹ.

Ba năm sau, 28 tháng Bẩy 1975  T T Mỹ Gerald Ford có chuyến thăm Ba Lan lần thứ 2 và có lời tuyên bố "Người Ba Lan cho rằng họ bị Liên xô đô hộ” là không thể được.

Tháng 12.1977 Jimmy Carter thăm chính thức Ba Lan chấm dứt giai đoạn thăm viếng có tính tượng trưng của Mỹ.

Tổng thống Mỹ George H. W. Bush đã 2 lần thăm Ba Lan 9 – 11 Tháng Bẩy 1989 và 5 Tháng Bẩy 1991. Đó là cuộc thăm rất quan trọng sau bầu cử 4.06.1989, chính phủ „Solidarność” của Thủ tướng Mazowiecki được thành lập. Bush đánh giá cao tình hình biến động chính trị ở khu vực. Ba Lan trở thành „ tấm gương về chuyển đổi chế độ và chính quyền không đổ máu” .[George Bush rút „từ túi” 75 triệu dola và nói: "Đây là phần thưởng. Chúng ta chia nhau giữa Ba lan và Hungari” (theo Bohdan Szklarski)].

Tháng Bẩy 1994 Bill Clinton thăm Ba Lan. Ba Lan yêu cầu tham gia khối NATO. Tổng thống Clinton đề nghị Ba Lan tham gia chương trình „ Đối tác” vì hoà bình. Ba năm sau Ba Lan trở thành thành viên của khối NATO.

Tổng thống George’a W. Busha (con) thăm Ba Lan 3 lần (vào năm 2001, 2003, 2007). Hai nước thoả thuận về lá chắn tên lửa và tham gia vào liên minh chống khủng bố, nhiều lần đề nghị bỏ viza vào Mỹ. Cả 2 vấn đề trên đều không thành công.

st.

Nguồn VOA, sưu tập từ internet

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo