Liên bang Đức

30.000 người bị Đức từ chối quy chế tị nạn đã mất tích

Cập nhật lúc 05-11-2017 01:40:38 (GMT+1)
Anh Đ.T Dũng, một trong 35.000 người vượt biên khỏi Việt Nam bằng thuyền đã được cho phép tị nạn tại Đức.

 

Khoảng 30.000 người bị Chính phủ Đức từ chối quy chế tị nạn đã biến mất trước khi chính quyền buộc họ phải rời khỏi đây, trong số này có bao nhiêu người Việt Nam cũng chưa được tiết lộ 


Theo một ngồn tin từ Bộ Nội vụ Đức `` có thể những người này đã trốn luôn hoặc rời đi chỗ khác mà không báo với phòng quản lý người nước ngoài ´´.
 
Cảnh sát, Hải quan Đức gần đây cũng tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh của người nước ngoài, tại đó họ đã phát hiện ra nhiều trường hợp lao động không có giấy tờ tùy thân. 
 
Việc xem xét hồ sơ những người đăng ký tị nạn diễn ra rất chậm.
 
Công việc xử lý, điều phối những người đăng ký xin tị nạn tại Đức gần đây đã được tiến hành rất chậm. Theo thông tin từ Sở di trú và tị nạn liên bang (BAMF), từ đầu năm đến nay trung bình mỗi tháng chỉ họ chỉ xử lý được khoảng 50.000 trường hợp, gần đây nhất chỉ có thể thụ lý được từ 15.000 đến 18.000 trường hợp mỗi tháng. Những trường hợp xin tị nạn mới phải mất khoảng 2 tháng, trong khi đầu năm vừa rồi thì chỉ cần khoảng 10 ngày để xong một hồ sơ.
 
Quá ít nhân viên để xử lý lượng việc khổng lồ
 
Lý do chính khi hồ sơ xin tị nạn bị xử lý ngày càng chậm vì Sở di trú và tị nạn liên bang BAMF đang phải giảm biên chế, chỉ còn khoảng 10.000 người đảm trách những việc này, gần đây nhất, thời điểm tháng 9 chỉ còn 7800 người.
 
Việc hàng chục nghìn người nước ngoài đột nhiên biến mất khỏi cơ quan quản lý đã làm nẩy sinh các vấn xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó kiểm soát cho an ninh nước Đức.
 
Trục xuất, bắt cóc và buôn người 
 
Trước đó chính phủ Đức đã có Hiệp định hồi hương được ký kết với Việt Nam để trả về nước này khoảng 20.000 người bị bác đơn xin tị nạn và khoảng 10.000 người đến Đức bất hợp pháp. Trong số này có không ít người đã phải trả rất nhiều tiền cho mạng lưới buôn người để đi được từ Việt Nam sang đây, giờ họ phải ra về trong tay trắng. 
 
Một trường hợp khác, vào cuối tháng 7 vừa qua, cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh trong lúc đang làm thủ tục xin tị nạn đã bị mật vụ của nước này đột nhập lãnh thổ Đức bắt cóc đem về Hà Nội. Chính phủ Đức cực lực lên án hành động vô pháp này và đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, cũng như trục xuất thêm nhân viên thứ 2 của ĐSQ VN ở Berlin. 
 
Nơi tụ tập nhiều người nước ngoài có lẽ thời gian tới sẽ bị chính quyền Đức lưu ý hơn, để phòng tránh các trường hợp trà trộn hoạt động gây bất an cho người dân ở đây.

Nhà hàng châu Á bị Hải quan và Cảnh sát Đức kiểm tra lao động

Nguồn: Le Anh /Thoibao.de

 

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo