Liên bang Đức

Nước Đức hào phóng với người tị nạn như thế nào?

Cập nhật lúc 29-05-2019 15:36:31 (GMT+1)
Nước Đức dường như đã không còn đủ chỗ cho tất cả mọi người sinh sống (Nguồn: Reuters)

 

Số người tị nạn tìm đến Đức ngày càng gia tăng đến mức báo động. Dường như đã không còn đủ chỗ cho tất cả mọi người sinh sống, nhưng sự hào phóng của nước Đức đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên vì những gì họ đang làm để chào đón các vị khách phương xa.


Theo chính sách nhập cư mới của Chính phủ Đức, người tị nạn có cơ hội lưu lại nền kinh tế lớn nhất EU trong vòng 6 tháng để tìm kiếm việc làm. Thậm chí, với những người đã bị từ chối đơn xin tị nạn sẽ được cấp một chỗ ở cố định nếu họ tìm được một công việc toàn thời gian trong vòng 18 tháng, nói tiếng Đức ít nhất ở trình độ trung, hội nhập tốt với xã hội, không có tiền án tiền sự, và có thể chứng minh được nhân thân.

Chính sách nhập cư “hào phóng” của Berlin được cho là bắt nguồn từ đề xuất tái định cư của Uỷ ban châu Âu (EC) hồi tháng 9/2017 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn “hoành hành” châu Âu. Theo đó, Brussels đã kêu gọi các nước thành viên chấp nhận ít nhất 50.000 người tị nạn, thuộc diện dễ bị tổn thương nhất, cần có sự bảo vệ quốc tế trong vòng hai năm 2018 và 2019.

Đức là một trong số những thành viên tiên phong trong khối EU tham gia lời kêu gọi nói trên. Chính phủ Đức đã cam kết sẵn sàng mở cửa chào đón 10.200 người tị nạn trong giai đoạn 2018-2019. Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Đức Steve Alter cho biết: “Tái định cư là một phần quan trọng trong việc tiếp cận và giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn”. Theo ông Alter, mục đích chính của chương trình này là “phá huỷ mạng lưới buôn lậu và giảm tình trạng nhập cư bất hợp pháp, đồng thời mở ra con đường hợp pháp tới Đức cho những người tị nạn mưu cầu cuộc sống mới”.

Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng nỗ lực thực thi “chính sách nhân đạo” đối với người tị nạn phần nào được ghi nhận, giúp nâng cao vị thế của Đức trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận hành động này còn giúp các nước có chung đường biên giới với Đức, các nước đang xảy ra xung đột vũ trang, giảm bớt gánh nặng nhân đạo.

Chính sách nhập cư của Berlin thể hiện nỗ lực giải xử lý hoảng tị nạn. (Nguồn: PDA)

Động thái mở của biên giới của “lục địa già” nói chung và nước Đức nói riêng còn là một việc làm đầy ý nghĩa trong bối cảnh Mỹ đang dần từ chối tiếp nhận người tị nạn. Theo thống kê của Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Đức là một trong số các quốc gia tiếp nhận nhiều nhất số lượng người tị nạn từ Ai Cập.

Tại Ai Cập, nơi được xem là cửa ngõ di cư vào châu Âu, con số người tị nạn đăng ký nhập cảnh là 250.000 người nhưng đến nay chỗ ở tái định cư chỉ đáp ứng nhu cầu của 5.000 người. Tuy nhiên, phương án đưa người tị nạn đến Mỹ để giảm tải là vô cùng khó khăn vì về cơ bản, các chương trình tiếp nhận người tị nạn của Washingtion đã ngừng hoạt động từ năm 2018.

Chính sách nhập cư của Berlin thể hiện nỗ lực giải xử lý hoảng tị nạn, đồng thời, thiết lập vùng an ninh biên giới. Đây cũng được xem là biện pháp giải quyết sự thiếu hụt về lao động và bình ổn hệ thống phúc lợi công, mà sẽ làm nền kinh tế Đức tăng trưởng bền vững hơn, tạo cơ hội để khai thác tiềm năng phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như sự thịnh vượng của nước Đức.

Tuy nhiên, cho dù nước Đức rất nhiệt tình và sẵn sàng chào đón người nhập cư, thách thức đối với họ cũng ngày một gia tăng khi dòng người đổ về châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Chừng nào con số người tị nạn được tái định cư tương đương số người xin tị nạn thì hiệu quả của chính sách này mới được ghi nhận và đó sẽ là cả một chặng đường dài phía trước.

Nguồn: Minh Trí/ DW/ baoquocte.vn

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo