Séc-Slovakia

Bộ Nội vụ Séc theo dõi các trang điện tử “có vấn đề”

Cập nhật lúc 22-06-2017 12:37:41 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Bộ Nội vụ Cộng hòa Séc giám sát gần bốn mươi trang tin điện tử thường tung thông tin bóp méo, bịa đặt. Mặc dù bộ Nội vụ không bao giờ muốn công bố cụ thể về các trang bị theo dõi, nhưng trang Aktuálně.cz đã thu lượm được tài liệu nội bộ của bộ Nội vụ về danh sách này, và đáng chú ý trong đó có cả cổng Parlamentní listy.


“Theo dõi rất nhiều trang. Theo họ (bộ Nội vụ) trong các trang web tung tin nhảm nhiều nhất có AC24, Svět kolem nás, Lajkit, Vědomosti hay Parlamentní listy và các cổng phụ của nó. Ngoài ra còn New World Order Opposition, Svobodné noviny, Vlastenecké noviny và Aeronet,” một nguồn tin từ vị trí cao cấp trong bộ Nội vụ miêu tả.

Cả tài liệu nội bộ cũng khẳng định thông tin, rằng khoảng bốn mươi tranh web tiếng Séc bị theo dõi và một số mang xu hướng tuyên truyền Nga.

Các quốc gia thường sử dụng chiến tranh tuyên truyền tung tin bị bóp méo để tấn công đối phương, hạ uy tín và gây mất lòng tin trong xã hội đối với chế độ. Và đó cũng là một trong những lí do để chính phủ chỉ thị cho bộ Nội vụ thiết lập Trung tâm chống chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh hỗn hợp để đấu tranh với tuyên truyền bịa đặt.

Dĩ nhiên một danh sách chính thức các trang web bị theo dõi không tồn tại, bởi nếu có thì bất kỳ ai trên cơ sở luật về cung cấp thông tin đều có quyền yêu cầu bộ Nội vụ phải cung cấp. Vì thế tài liệu dầy khoảng một trăm trang nói trên chỉ sử dụng cho mục đích công vụ nội bộ và mới đây các phóng viên Aktuálně.cz đã tiếp cận được. Trong đó nói đến khoảng 40 trang hay cổng thông tin được đánh dấu là “có vấn đề”, mà trong nội dung những tin bịa đặt bóp méo được thường xuyên hay thỉnh thoảng lồng vào.

Tài liệu của bộ Nội vụ cũng nói đến cả Parlamentní listy và một số trang khác nằm trong vòng điều khiển của nhà xuất bản Our Media mà tỉ phú cờ bạc thượng nghị sĩ Ivo Valenta sở hữu cổ phần đa số. Dĩ nhiên bộ Nội vụ không khẳng định thông tin này. “Không thể công bố những thông tin như vậy,” phát ngôn viên bộ Nội vụ Jiří Korbel cương quyết bất chấp mọi “thủ đoạn chất vấn” của phóng viên.

Nhưng không phải tất cả các trang web và cổng điện tử bị theo dõi đều vì tung tin nhảm. Trong đó có cả những trang thuộc dạng “lề trái” như cách hiểu phổ biến của người Việt. “Mỗi ngày chúng tôi sàng lọc được hàng chục bản tin thiên vị rõ rệt, thành kiến và thiếu cân nhắc. Số lượng tin bài bịa đặt bóp méo ở mức đơn vị lẻ,” Jiří Korbel mô tả.

Thượng nghị sĩ Ivo Valenta khẳng định không hề biết là trang Parlamentní listy “của mình” nằm trong “sổ đen” bộ Nội vụ và bị coi là trang tin xằng bậy. “Với tôi là uy tín, lượng quảng cáo và kết quả tốt. Nếu ai đó giám sát Parlamentní listy, thì có nghĩa là họ sợ hãi, rằng đó là một trong những nơi hiếm hoi viết đúng sự thật,” tỉ phú Ivo Valenta tuyên bố.

Parlamentní listy hoạt động như một Facebook chính trị, mà tất cả người sử dụng sau khi đăng ký đều có thể đưa bài của mình lên mạng. Nhiều lần trên Parlamentní listy đã xuất hiện những tin sai sự thật. “Sai sót có thể xảy ra. Nhưng sai sót không có nghĩa là có ai đó cố tình tung tin bịa đặt,” Ivo Valenta bào chữa và khẳng định cả đích thân mình cũng lưu ý, để nếu xảy ra sai sót lập tức có cải chính, xin lỗi thỏa đáng hay xóa những bài viết như vậy.

Theo bộ Nội vụ, tại CH Séc có khoảng từ 50 đến 100 người quyền thế lan truyền tin bịa đặt. “Chúng tôi tính trong đó cả những tác giả tích cực của truyền thông thay thế, nhóm những chuyên viên mạo nhận hay cơ quan chuyên môn nỗ lực thúc đẩy mô tả chuyên sâu gây tranh cãi rộng rãi trên không gian truyền thông đi ngược lại lợi ích an ninh của nhà nước Séc bóp méo Chiến lược An ninh của CH Séc,” Jiří Korbel bổ xung.

David Nguyen- Aktuálně.cz
 ©Vietinfo

 

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo