Séc-Slovakia

Chính trường Slovakia rúng động vì Trịnh Xuân Thanh

Cập nhật lúc 01-08-2018 17:10:53 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Ngày 30.7.2018 nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung thả trái bom truyền thông đầu tiên, khi khẳng định rằng theo hồ sơ điều tra cảnh sát Đức "không còn chút hoài nghi", là Trịnh Xuân Thanh đã được đưa về Việt Nam bằng chuyên cơ mượn của chính phủ Slovakia.


Ngay lập tức thông tin này được hàng loạt các tờ báo lớn đăng tải lại, như kênh truyền hình nhà nước ARD, đài phát thanh Deutschlandfunk, Deutsche Welle và Phát thanh Đông Đức (NDR) cũng như hầu hết các báo điện tử.

Theo hồ sơ của Cục hình sự Berlin, các nhân viên điều tra cho rằng cuộc gặp gỡ giữa bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák (Smer) với bộ trưởng Công an Việt Nam To Lam "chỉ có mục đích duy nhất", là sao cho "đưa Trịnh Xuân Thanh an toàn ra khỏi lãnh thổ Schengen về Việt Nam".

 Trước diễn biến bất ngờ này, tổng giám đốc cảnh sát Slovakia Milan Lučanský đã có cuộc họp khẩn với tổng thống Andrej Kiska. Theo tiết lộ với báo giới sau cuộc họp, Milan Lučanský cho biết cảnh sát Slovakia phối hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp Đức và thỏa mãn mọi yêu cầu, kể cả những điều không muốn. Giám đốc cảnh sát cũng cho biết tổng thống rất quan tâm đến vụ việc này và tỏ thái độ không hài lòng với hoạt động của cảnh sát Slovakia.

"Theo yêu cầu của phía Đức trong thời gian gần nhất sẽ có tiếp xúc, họ sẽ thực hiện một số thủ tục. Tôi cũng sẽ tham dự," Milan Lučanský thông báo.

Trả lời cho câu hỏi của phóng viên, là liệu cảnh sát Slovakia có nên tự bắt tay điều tra hay không, Milan Lučanský cho biết cảnh sát Slovakia luôn sẵn sàng phối hợp với đồng nghiệp Đức. "Tạm thời ở nước ta chưa diễn ra thủ tục tố tụng hình sự, cho đến khi chưa có diễn biến mới. Nhưng bản thân tôi làm tất cả, để sao cho vụ việc này sáng tỏ, để sao cho cộng đồng xã hội không hoảng loạn," giám đốc cảnh sát Slovakia cam kết.

Nhưng Milan Lučanský cũng đồng thời lưu ý, là sự việc xảy ra bên ngoài lãnh thổ Slovakia. Trước chất vấn, là Trịnh Xuân Thanh lên chuyên cơ của chính phủ Slovakia trên lãnh thổ Slovakia, Milan Lučanský trả lời mình không nắm được những tin tức như vậy.

Lý luận của cựu bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák

Trước những cáo buộc cụ thể, cựu bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák giải thích trên tài khoản mạng xã hội Twitter của mình: "Tôi nhấn mạnh, rằng trong danh sách hành khách mà chính quyền Việt Nam cung cấp, không hề có tên của công dân Việt Nam truy tố, chúng tôi không thấy bất cứ bệnh nhân nào nằm cáng, người nào bị trói hay bất cứ biện pháp khống chế, TẤT CẢ mọi người đều có hộ chiếu ngoại giao."

 Robert Kaliňák còn đặt thêm câu hỏi, là nếu như chính quyền Đức thực sự tìm kiếm công dân Việt Nam, thì "tại sao tên người đó không được đưa vào Hệ thống Thông tin Schengen (SIS), để lưu ý các quốc gia thành viên khác về đối tượng nghi vấn truy nã?"

Nhà nước tổ chức bắt cóc?

Chỉ có công dân Việt Nam 47 tuổi Nguyễn Hải Long ngày 25.7.2018 đã bị tòa án ở Berlin-người mà ngày 12.8.2017 đã bị bắt ở Praha và trong tháng đó bị dẫn độ sang Đức để truy tố- kết án tù ba năm mười tháng. Bản án tương đối nhẹ như vậy vì bị cáo Việt Nam đã thú nhận tội trước các cơ quan chức năng trong thủ tục tố tụng. Bị cáo đã biết trước về kế hoạch của mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, mặc dù không nằm trong số những kẻ tổ chức điều hành. Chính quyền Liên bang Đức coi sự việc là ví dụ điển hình về việc nhà nước tổ chức bắt cóc.

 Ủy ban An ninh Quốc phòng Quốc hội Slovakia sẽ phải họp bất thường?

Phong trào OĽaNO đã yêu cầu nội các của thủ tướng Peter Pellegrini (Smer) phải chịu trách nhiệm trong vụ bắt cóc công dân Việt Nam. Phong trào OĽaNO đã đề nghị triệu tập hội nghị bất thường Ủy ban Anh ninh Quốc phòng của Quốc hội. "Cảnh sát Đức đã không còn hồ nghi, là khi bắt cóc Trinh Xuân Thanh đã sử dụng cả chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Và cuộc gặp ngắn ngủi của phái đoàn Việt Nam với bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák chỉ là vở kịch để che đậy bắt cóc," nữ chủ tịch nhóm nghị sĩ OĽaNO Veronika Remišová, tuyên bố.

Veronika Remišová khẳng định có hai khả năng: "Hoặc phía Slovakia đã biết về việc đó, và như vậy thì bộ Nội vụ và chính phủ liên minh đã lừa dối chính nhân dân của mình. Và nếu như chính phủ liên minh không biết rằng Cộng hòa Slovakia đã bị lợi dụng không biết về vụ bắt cóc, thì cũng đáng bị trừng phạt vì đã để bị tình báo của quốc gia đang phát triển qua mặt và lợi dụng."

Theo OĽaNO, lợi dụng nhà khách của chính phủ Slovakia và chuyên cơ chính phủ vào chiến dịch hoạt động của tình báo nước ngoài là xâm phạm thô bạo chủ quyền quốc gia Slovakia. "Nội bộ đảng Smer phải ý thức được điều này, vì cả bộ Nội vụ và các cơ quan tình báo dưới quyền quản lý của nó, nằm trong tay họ. Đã sai lầm không thể tha thứ," Veronika Remišová tuyên bố.

Phản ứng đáng ngờ của chính phủ Slovakia

Theo đảng đối lập SaS thì tất cả cáo cáo buộc xuất hiện trên truyền thông Đức cần phải được thẩm tra cụ thể. "Chúng tôi cũng coi là đặc biệt nghiêm trọng cả thực tế, là bộ Nội vụ Slovakia đã cho phái đoạn Việt Nam mượn chuyên cơ chính phủ trong hoàn cảnh đáng ngờ như thế nào," đại diện SaS tuyên bố và nhấn mạnh, là nghi vấn cựu bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák dính líu vào vụ bắt cóc ngày càng rõ ràng, và "được trả giá ra sao cho sự giúp đỡ người Việt Nam và ai khác nữa từ phía Slovakia tham gia vào vụ bắt cóc do nhà nước tổ chức này".

Bộ Nội vụ không biết gì

Theo người phát ngôn Petar Lazarov, đến thời điểm này bộ Nội vụ không có bất cứ thông tin gì về vụ công dân Việt Nam bị bắt cóc ở Berlin và đưa về nước qua lãnh thổ Slovakia. Petar Lazarov tuyên bố, là nếu cả Slovakia bắt tay điều tra, thì đó là công việc của cảnh sát và công tố chứ không phải bộ Nội vụ: "Nếu điều đó xảy ra, bộ Nội vụ sẽ hợp tác tối đa với các nhân viên điều tra, như chúng tôi đã làm cho tới nay."

"Cảnh sát Đức điều tra vụ việc, bắt cóc xảy ra trên lãnh thổ Đức chứ không phải Slovakia," Petar Lazarov lưu ý và bổ xung, là phía Slovakia hợp tác tích cực: "Đã diễn ra nhiều cuộc thẩm vấn và chỉ riêng bộ Nội vụ trong thời gian gần đây đã trả lời năm đề nghị liên quan đến vụ này."

Phản ứng của chính phủ Slovakia trong vụ Trịnh Xuân Thanh cho tới nay liên tục bị phe đối lập và mới nhất cả tổng thống Andrej Kiska chỉ trích gay gắt. Tổng thống hy vọng, là sẽ được biết về kết quả điều tra vụ nghi vấn bắt cóc quốc tế từ các nhân viên điều tra Slovakia chứ không phải từ người Đức. Tổng thống cũng nhắc, rằng vụ Trịnh Xuân Thanh có thể gây hậu quả tiêu cực đến mối quan hệ hữu nghị Đức- Slovakia.

David Nguyen - pravda.sk
 ©Vietinfo

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo