Séc-Slovakia

Cuộc trò chuyện của các linh mục từ Việt Nam với đài phát thanh quốc gia Séc

Cập nhật lúc 16-06-2017 12:00:00 (GMT+1)
Ảnh rfa.org

 

Các đại diện của giới nhà thờ công giáo Việt Nam đang phải trực diện với sự hành hạ và đe dọa của đảng cộng sản ở đây, bởi vì họ đã đứng về phía các nạn nhân của một trong các thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử đất nước. Thảm họa này đã xảy​ ra vào tháng Tư năm ngoái, khi nhà máy Thép Formosa của Đài Loan mới được xây dựng tại Hà Tĩnh, miền Trung Việt Nam, đã xả xuống biển một lượng lớn chất thải độc làm nhiễm hại vùng bờ biển của 4 tỉnh. Hai linh mục từ vùng bị thiệt hại, là những người liên tục tham gia vụ việc này, đã ghé Praha. Pavel Vondra đã trao đổi với họ không chỉ về vụ thảm họa môi trường, mà còn cả về thái độ của chế độ cộng sản trong việc xử lý thảm họa.


Linh mục Peter, tên thật là Trần Đình Lại, đã mô tả, ngày 6 tháng Tư năm ngoái, các giáo dân tại giáo xứ của ông (thành phố Vinh, Nghệ An) đã hốt hoảng báo với ông tình hình cá chết hàng loạt. Từ nhà thờ ra tới biển không xa, ông đã ra tận nơi chứng kiến. Trước mắt ông là cảnh hoang tàn mà cả những ngày sau cũng vẫn tiếp tục. Chỉ trong một tháng từ khi chất thải bị rò chảy, hoặc thậm chí do nhà máy Thép Formosa cố tình xả thải, biển đã đánh giạt lên bờ hơn trăm tấn cá chết. Cả một khoảng bờ biển dài 250km bị ảnh hưởng. Đôi khi người ta so sánh thảm họa này với thảm họa nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Và cũng như chính quyền xô viết trước kia, ban đầu chính quyền Việt Nam cũng giữ thái độ  im lặng và tìm cách xóa dịu vấn đề, thay vì tìm cách giải quyết. Điều này đã buộc các đại diện của nhà thờ công giáo chủ động hành động và lập ra Uỷ ban hỗ trợ người dân tại vùng thảm họa.

Từ tháng Tư đến tháng Chín năm ngoái, nhà nước không có bất cứ một hỗ trợ nào đối với các nạn nhân, và vì thế các linh mục phải tự tìm cách cứu giúp giáo dân của mình - ví dụ, chúng tôi đã phát gạo cho người dân, và trong thời gian cần kíp đó  tìm cách đảm bảo cho người dân nguồn sống mà họ đã mất. Trên hình thức thì Uỷ ban trực thuộc nhà thờ, được thành lập từ ý định của Đức Cha Tổng giám mục (Phaolô Nguyễn Thái Hợp), nhưng Uỷ ban không chỉ chăm lo cho giáo dân, chúng tôi trợ giúp mọi nạn nhân".

Ban đầu, công ty Formosa chối bỏ mọi liên quan tới vấn đề cá chết, nhưng sau gần 3 tháng họ nhận lỗi đã gây nhiễm hại khủng khiếp cho môi trường và cam kết với chính phủ một khoản bồi thường 500 triệu đô la.

Sự không minh bạch trong việc bồi thường và một thực tế là hàng loạt người dân trong vùng bị thiệt hại hoàn toàn bị bỏ quên, mặc dù việc họ bị ảnh hưởng là rõ ràng, tất cả những điều đó đã buộc người dân phải tiếp tục đòi quyền của mình. Các cuộc biểu tình đã diễn ra, chính quyền phản ứng bằng cách đàn áp những người tham gia tổ chức, và cả những ai thậm chí chỉ loan báo tin trên mạng xã hội. Trong đó bao gồm cả một số các đại diện công giáo.

"Đôi khi không thể hiểu nổi tại sao lại có những chuyện như thế xảy ra. Ví dụ, những người dân biểu tình ôn hòa thường bị dẹp đuổi bằng vũ lực, đôi khi người ta còn xua chó ra đuổi. Còn các linh mục đứng về phía những người dân thì bị truyền thông nhà nước xối xả phê phán bằng đủ cách bôi nhọ và xúc phạm".

Các linh mục bị công khai buộc tội ăn tiền của bè lũ tội phạm hình sự, và do đó buộc phải gây bạo loạn và "phá vỡ tình đoàn kết dân tộc". Điều làm chính quyền bức bối nhất là việc các đại diện của nhà thờ giúp đỡ người dân nộp đơn kiện công ty Formosa của Đài Loan. Là một chủ đầu tư lớn, công ty này được chính quyền bảo vệ, bấp chấp việc chính họ là người gây ra một trong những thảm họa môi trường lớn nhất tại Việt Nam. Trong số những người bị bôi nhọ công khai có cả Đức Tổng giám mục tại Vĩnh, nhưng giới công giáo đã đứng lên bênh vực Ngài.

Linh mục John Người rửa tội, tên thật là Bùi Khiêm Cường, cũng quản lý một giáo xứ tại Nghệ An. Ông lưu ý tới một cuộc đấu tranh​ không cân sức với chính quyền mà nhà thờ phải đối diện: "truyền thông ở Việt Nam là do Đảng điều khiến, ở đây không có tự do ngôn luận. Một khi Đảng quyết định sẽ loan một tin nào đó, thì tin đó sẽ được thông báo đúng như thế. Chính vì thế mà họ có thể thực hiện các chiến dịch như thế này".

Trước khi bắt đầu bôi nhọ các tiếng nói phê phán chính quyền, truyền thông nhà nước từng có các cố gắng ngược lại nhằm tô hồng sự việc. Truyền hình đã ghi lại hình ảnh các nhà chức trách đi tắm biển Đà nẵng, là vùng biển nằm phía nam của vùng thảm họa, để tỏ ra rằng tất cả mọi chuyện đều ổn. Cả Bộ trưởng Bộ môi trường và các thành viên của Đoàn thanh niên cộng sản cũng tham gia các cuộc vui trên nước được truyền thông loan tải rộng rãi. Nhưng thông tin về thảm họa vẫn tự lan truyền, như các đức cha lưu ý, chỉ một tuần sau đó, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam người ta không dám ăn đồ biển. Nhưng cũng phải mất gần một năm, chính quyền mới vạch mặt, chỉ tên những kẻ phạm tội mà đứng đầu là người lãnh đạo Hà Tĩnh thời bấy giờ. Theo cha Peter thì đó cũng chỉ là "những con cá bé".

Những người đã bị trừng phạt cũng chỉ là những vật tế thần, họ không phải là những người quan trọng trong bậc thang quyền lực. Chúng tôi cho rằng, Thủ tướng hay là Bộ trưởng Bộ môi trường mới là những người cần bị trừng phạt, nhưng chuyện đó có lẽ sẽ chẳng bao giờ xảy ra.

Đã cả 3 thập kỷ trôi qua kể từ khi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl, mà​ như đã nói ở trên - đôi khi được so sánh với trường hợp tổ hợp nhà máy Thép Formosa này, đặc tính của các chính quyền khép kín với sự lãnh đạo độc quyền của Đảng cộng sản như Liên bang xô viết ngày xưa và Việt Nam ngày nay, chỉ thay đổi rất ít, mặc dù các lý tưởng cộng sản của họ nhiều phần đã nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản nhà nước phát triển. Thế nhưng, có vẻ như điều này không hề ngăn cản các vị linh mục cương quyết đấu tranh với sự bất công​, thậm chí còn ngược lại.

Nghe toàn bộ buổi phát thanh tại đây

http://s3.eu-central-1.amazonaws.com/rozhlascz/audiolog/plus/2017/06/14/13.mp3

Người dịch: Thanh Mai- vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo