Séc-Slovakia

EU yêu cầu Séc đổi tên “cầu Tình” thành Václav Havel

Cập nhật lúc 27-09-2017 15:38:33 (GMT+1)
Ảnh minh họa: Internet

 

Internet là không gian mà trên đó tồn tại đủ thứ thông tin, kiến thức và vì thế người sử dụng cần phải có kỹ năng kinh nghiệm và cả tư duy logic để thu lượm nắm bắt. Cả ở Cộng hòa Séc cũng vậy, nhiều khi người đọc không phân biệt được thật giả hay tính hài hước- kể cả khi đó là thông tin hết sức phi lý. Một trường hợp mới nhất là minh học điển hình.


“Sau nhiều thế kỷ dài cầu Karlův (mà người Việt hay gọi theo cách riêng của mình là “cầu Tình”) có thể sẽ phải đổi tên. Bởi Liên minh châu Âu lại một lần nữa can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Cộng hòa Séc, và đòi hỏi Cộng hòa Séc phải đổi tên Cầu Karlův thành Cầu Václav Havel. Như vậy tên của vị tổng thống Séc đầu tiên sau khi được đặt cho phi trường quốc tế lớn nhất nước sẽ có thể sẽ được đặt cho cây cầu nổi tiếng nhất và có giá trị lịch sử nhất của Séc,” tài khoản mạng xã hội Facebook của nhóm AZ247 từng thông báo. Đa số người đọc tin này đều hiểu, rằng đó là chuyện tếu hài và nhiều người còn đóng góp ý kiến cho hàng loạt những cái tên khác nữa cho xôm trò.

Mặc dù với cái tên nhóm AZ247 đã thể hiện rõ, rằng đó không phải là thực tế, nhưng không ít người tin vào chuyện đó và lập tức bực bội chia sẻ. “Hung tin” vì thế đã lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Để cuối cùng chính các tác giả “bản tin” đã phải đứng ra giải thích. “Chúng tôi sẽ viết nghiêm túc một lát. Qua bản tin mà chúng tôi công bố trước đây khoảng 3 tiếng đồ hồ, thấy rất rõ là nhiều người không hề đọc cái gì họ chia sẻ. Chỉ cần nhìn thấy dòng tít “EU yêu cầu Séc đổi tên Cầu Karlův thành Cầu Václav Havel”, là lập tức chia sẻ. Không hề đọc, không hề xác minh và cứ chia sẻ như sự thật,” AZ247 giải thích. Trong khi đó rất dễ dàng nhìn thấy nghịch lý nếu đọc kỹ bản tin với những chi tiết bổ xung.

“Khi hàng trăm người dễ dàng để cho những chuyện chấm biếm hiển nhiên như vậy tác động, thì dễ dàng để cho những chính khách mị dân dạng như Tomio Okamura-SPD như thế nào?” AZ247 đặt câu hỏi.

David Nguyen - eurozpravy
©Vietinfo

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo