Interpol: Chợ Việt Nam ở Séc là thiên đường tội phạm
![]() |
Đọc báo Séc và suy ngẫm - Bài báo về mối nguy hiểm từ chợ trời của người Việt ở biên giới trong tờ Reflex. Tiêu đề là của tờ báo đặt. Ở đây tác giả chỉ trích Cục phòng chống tội phạm có tổ chức ÚOOZ bất lực trong việc chống buôn lậu thuốc lá và rượu. Tất nhiên là tác giả “quên” chưa nhắc đến vấn đề ma túy bởi nó chưa có trong báo cáo thường kỳ của Interpol.
Cộng hòa Séc lại nổi tiếng một cách bất đắc dĩ trên bầu trời quốc tế. Trong báo cáo thường kỳ của Interpol có xuất hiện chợ trời của người Việt như là một trong những mối nguy hiểm trên trường tội phạm quốc tế. CH Séc được nằm trong “xã hội tốt” bên cạnh việc buôn bán vũ khí cho nhóm tội phạm ma túy ở Columbia, buôn bán phụ nữ ở châu Phi và sản xuất hàng nhái phụ tùng máy bay trực thăng ở Trung Quốc.
Như đã biết, lệnh cấm bán thuốc lá ngoài chợ trời đã có hiệu lực từ năm 2004, nhưng tình hình chợ đen lại tăng lên một cách từ từ nhưng chắc chắn. Vấn đề mấu chốt ở đây thì đã quá rõ ràng - thuế tiêu dùng, và thuế càng cao thì giá vượt rào lại càng cao. Do đó mà không hề có sự bất ngờ về việc buôn lậu thuốc lá từ các nước như Ucraina, Bạch Nga, Nga, nơi thuế tiêu dùng ở mức thấp nên giá thuốc cũng thấp hơn.
Ở biên giới với Ba Lan là nơi quá cảnh từ các nước từ phía Đông qua, giá Camel hay Marlboro chỉ có 30 Cua-ron. Như vậy mang được sang Séc là đã quá lãi, khi giá hai loại thuốc này ở đây là cỡ 80 Cua-ron. Ở đường biên với Đức giá thuốc làm giả Marlboro là cỡ 50 Cua-ron, trong khi đó ở Đức giá chính thức là 5 Euro. Chính vì vậy mà không có gì thấy lạ khi hằng tuần các chuyến xe bus du lịch từ Đức hoặc Áo sang Séc chủ yếu là để mua thuốc. Cho dù hàng giả chất lượng đến đâu thì cũng không mấy ai quan tâm. Điều đáng tiếc là cả cảnh sát cũng không mấy bận lòng về vấn đề này.
Chuyện này cũng chẳng khác gì buôn lậu cồn. Ai cũng biết, nhưng suốt bao năm chẳng có gì thay đổi. Chỉ đến khi vụ rượu pha metanol với bốn chục mạng người thì cảnh sát mới nhập cuộc. Rượu, thuốc cũng là vấn đề tội phạm có tổ chức. Thỉnh thoảng có vài ba vụ bố ráp nhỏ lẻ, có bắt được vài con tép riu thì cũng chẳng giải quyết vấn đề gì, khi túm được vài xưởng rượu lậu, nhưng đó cũng chỉ là vài mảng băng rồi mà thôi, chẳng giải quyết vấn đề gì. Các con tốt đen lại được thay thế và nghề buôn lậu lại nở rộ. Nếu không phá hủy được cả mạng lưới kể cả các nhóm cầm đầu thì việc buôn lậu không bao giờ kết thúc.
Ở đây việc chống tội phạm có tổ chức là ÚOOZ – Cục phòng chống tội phạm có tổ chức. Nhưng két quả lớn nhất là gì? Truy tố trái luật đối với ba cựu nghị sĩ, truy tố một cách gây tranh cãi đối với cựu thủ tướng trong cùng vụ việc, hoang tưởng về trung tâm chống phá nhà nước và lọt thông tin từ các vụ việc hình sự cho các nhà báo thân hữu. Chính phủ thời ông Petr Nečas đã từng muốn hủy các đội cảnh sát đặc nhiệm, hoặc cho tập trung dưới một cơ quan hình sự cao cấp. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu tổ chức chống phá chính phủ có ngăn cản vụ này không?
Ứng cử viên hụt vào chức Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, ông Dušan Brunclík cũng đã từng muốn hủy bỏ tính độc lập của các đội cảnh sát đặc nhiệm, trong khi đó ông Tomáš Tuhý sau khi nhậm chức đã tuyên bố sẽ không thay đổi gì trong tổ chức cảnh sát hiện tại. Như vậy có nghĩa là các ngài vẫn tiếp tục làm chính trị, còn chợ trời của người Việt ở đường biên vẫn mãi là mối nguy hiểm mang tính quốc tế.
Theo Nguyễn - Vietinfo.euReflex