Mafia tại Séc không còn dùng điện thoại để “tâm sự“
![]() |
Số lượng các máy điện thoại bị cảnh sát nghe lén trong những năm gần đây giảm liên tục.Theo khẳng định của nhật báo Lidové noviny, thì danh sách phân tích các cuộc điện thoại nghe lén của cảnh sát trong năm 2009 mà phóng viên báo này thu lượm được, cho thấy con số này là khoảng 4,5 nghìn số, ít hơn một năm trước đó năm trăm. Ngược lại, số vụ “bám đuôi“ đối tượng trong bốn năm qua tăng nhanh- trong năm ngoái đã nhiều hơn năm 2007 khoảng một phần ba.
Số lượng cụ thể các vụ nghe lén: năm 2004- 9610, 2005- 7330, 2006- 7599, 2007- 5491, 2008- 4973 và năm 2009 chính xác là 4571.
“Mười sáu phần trăm không có tác dụng, với 28% hồ sơ thì có thể dựa vào để khởi tố, trong hơn 50% trường hợp thì kết cục là đệ đơn đề nghị truy tố,“ các tác giả bản phân tích viết.
Các cuộc nghe lén điện thoại thường không thể sử dụng khi phanh phui những áp phe hối lộ tham nhũng lớn, mà chủ yếu chỉ làm sáng tỏ những vụ tội phạm hình sự bạo lực, buôn bán ma tuý hay trộm cắp xe hơi.
Theo các tác giả bản phân tích, thì việc số lượng các cuộc nghe lén điện thoại giảm cũng liên quan tới qui định mới, khi từ năm 2008 thắt chặt điều kiện cho phép cảnh sát nghe lén điện thoại của các đối tượng tình nghi. Nhưng các nhà chuyên môn còn có cách giải thích khác: tội phạm đã không còn mấy ai nói qua điện thoại những điều quan trọng. Và cảnh sát ý thức được điều đó.
Vì thế cho nên biện pháp theo dõi đối tượng được thực hiện ngày càng phổ biến. Năm 2006 sử dụng 2754 trường hợp, 2007- 2463, 2008- 2740 và 2009- 3279 trường hợp.
“Sau khi chuyện nghe lén bị truyền thông hoá, đã sử dụng các kênh liên lạc khác, nhất là Skype hay hộp thư chết,“ chuyên gia an ninh Tomáš Šmíd từ trường đại học Masaryk giải thích. Và nếu như đã sử dụng điện thoại, thì thường dùng mật mã để làm cho cảnh sát có nghe lén cũng không thể hiểu nổi. “Hàng loạt những con cá lớn biết cách đề phòng nghe lén,“ cựu giám đốc cục Tình báo quân đội Andor Šándor nhận xét.
“Hoặc không nói gì qua điện thoại, hay sử dụng thiết bị gây nhiễu,“ Šandor giải thích. Những loại điện thoại như vậy biết cách mã hoá nội dung đàm thoại. Cảnh sát và các cơ quan an ninh khác khó lòng xác minh được nội dung đàm thoại, nếu không có trang bị phù hợp.
Quan điểm của Andor Šandor được khẳng định qua vụ mới đây được truyền thông nói đến, khi các thám tử cục tình báo BIS được một đồng sở hữu công ty phần mềm chuyên cung cấp dịch vụ mã hoá đàm thoại, giới thiệu cách gắn lỗi vào phần mềm cho phép giải mã thâm nhập vào các máy điện thoại đã được mã hoá.
David Nguyen biên soạn